ta. Bởi vì đó là sự thực, không thể thực hơn được nửa. Lâu dần, câu nói ấy
thành châm ngôn.
Bà Selma Lagerloff mới nghĩ rằng: cái anh làm công nhật nọ không thể có
một số phận thảm hại như thế được. Chẳng lẽ nào mà anh ta lại không có
một hy vọng gì?... Nếu quả thật anh ta không thể hối lỗi được, thì chẳng lẽ
anh ta lại không có cách nào để rửa tội cho linh hồn đi sao? Với một người
chết đuối… cứu một người trong một đám cháy nhà, giúp đỡ một người
nghèo đói… há lại chẳng được ru?
Ác hại! Những việc đó chỉ là những việc tốt mà thôi. Muốn sạch tội,
những việc ấy không đủ. Cái hình ảnh người làm công nọ, vì va yaj, ám
mãi bà Selma Lagerloff. Bà nghĩ chẳng biết anh chàng này có được tha thứ
các tội lỗi hay là phải sa địa ngục?
“Địa ngục tưởng là chỉ cho những kẻ giết người mà thôi”.
Bỗng một đêm…
Đếm ấy là đêm ba mươi tết. Bà Selma Lagerloff nằm mê thấy anh
chàng làm công sở Dobbrichsen. Bà theo anh ta đi lên Trời.
Trời xem tên tuổi anh chàng và ôn tồn gọi anh ta lại gần.
Bà Selma Lagerloff kêu lên:
- Thế thì có lẽ nhầm…
Trời hỏi:
- Sao vậy?
- Lạy Trời! Con thực không biết có phải quả là anh chàng nay được
tha thứ hết cả lỗi lầm ở trần gian mà được lên Thiên đường thực không?
- Thực thế, con ạ. Anh ta được tha thứ. Anh ta không còn tội lỗi gì cả.
Bởi vì anh ta đã làm việc, đã đau đớn, đã khổ cực, không được lúc nào nghĩ
ngơi, từ thưở nhỏ cho đến già.