chàng; nhưng sau, chàng n ghĩ rằng bấy giờ đã ba rưỡi sáng, mọi người
đang ngủ, nên lại nằm xuống mở mắt ra nhìn trừng trừng vào ngọn đèn dầu
để ở bạn, bên cạnh đấy có bức thư báo chết.
- Chết! Chết!
Chàng quả quyết tâm lắm. Chàng nghĩ đến tất cả các thứ chết và nhớ lại
các người xưa trước khi đi tìm cái chết thì hay làm gì. Có người đi đánh
bạc, có người vào một hang đồ cổ, có người đi uống rượu, có người xem
sách.
Lúc ấy, Hải mới thấy rằng chàng cũng còn một đống sách trên đầu
giường. Những sách này, chàng đã bỏ lâu lắm không đọc, từ khi kiếm được
việc làm. Bây giờ, cầm một quyển lên tay, chàng thấy như lâu ngày mới
được gặp bạn cũ, một đêm mưa gió hai người nằm trong một gian nhà kín
kể lễ với nhau tâm sự.
Tâm sự nào cũng thiết tha cả: bạn lâu ngày mới gặp, còn chuyện gì là
chuyển chẳng hay… Nhưng Hải chú ý vào một chuyện ngắn này của một
nữ sĩ Thụy Điển viết, bà Selma Lagerloff. Đã đành là Hải không biết chữ
Thụy Điển. Chàng đọc bài dịch và chuyện ấy đại khái như sau này:
“Ngày xưa, ở sở Dobbirchson có một người làm công nhật. Y vất vả cả
ngày. Tối đến mới được nghỉ. Mà được nghỉ về thì là để t hấy ở nhà một
mụ vợ nhọc mệt và một lũ con nheo nhóc.
“Một hôm, anh ta đến nghe một ông giáo sĩ giảng đạo trong một túp lều
tranh. Ông ấy nói về tội lỗi và địa ngục. Người làm công sở Dobbrichsen
không cảm động một tí nào. Anh ta không hối hận mà cũng chẳng muốn
được lên thiên đường.
- Cả đơi đã phải làm ở sở Dobbrichsen mà lúc chết lại còn phải xuống
địa ngục, thực chẳng còn cái gì thú vị được sinh ra trên đời…
Tất cả mọi người, cả đàn bà con gái, đều nhắc lại câu nói chán đời của anh