Chiêu Quân được gọi là Sếu Lạc. Sau khi đến Hung Nô, Vương Chiêu
Quân dần dần quen với cuộc sống du mục của địa phương, đối xử hữu hảo
với người Hung Nô. Người Hung Nô cũng rất tôn trọng và quý mến nàng.
Nàng đã khuyên chồng không nên phát động chiến tranh, đem văn hóa
Trung Nguyên truyền vào Hung Nô. Từ đó, Hung Nô và triều nhà Hán
chung sống hòa mục được hơn 60 năm, Vương Chiêu Quân đã trở thành
tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc.
Sau khi thành hôn, hai vợ chồng nàng chung sống rất ân ái. Sau khi
Hu Han Sia qua đời, người con cả của một người vợ khác của Hu Han Sia
yêu cầu Vương Chiêu Quân gả cho mình theo tập tục của người Hồ, điều
này không có gì lạ trong dân tộc thiểu số thời bấy giờ, nhưng đối với một
người Hán như Vương Chiêu Quân mà nói, thì đây là việc làm trái với quan
niệm luân lý của Trung Nguyên. Nhưng xuất phát từ đại cục, quý trọng mối
tình hữu nghị với Hung Nô, nên nàng lại đi bước nữa gả cho người con cả
của chồng mình. Vương Chiêu Quân ở Hung Nô sinh được một trai hai gái.
Nhằm kỷ niệm ngày nàng đi Hung Nô, Hán Nguyên Đế đã cải niên
hiệu năm đó là "Cánh Ninh", có ngụ ý là biên cương yên lành. Vương
Chiêu Quân kết duyên với vua Hung Nô được thế nhân gọi là sứ giả hòa
bình, có tác dụng lâu dài cho hậu thế. Nữ thi sĩ triều nhà Thanh - Quách
Nhuận Ngọc có câu thơ khen rằng: Tỳ bà nhất khúc thiên qua tịnh, Luận
đáo giá công thị mỹ nhân.