hội dã man trở nên kì quặc, không ai hiểu nổi trong thế giới an bình tương
lai. Truyện “Lệnh giết người” ca ngợi một bối cảnh xã hội như vậy.
Viễn tưởng khoa học đưa con người vượt thời gian tới tương lai, song
nhiều điều bất ngờ sẽ chờ đón họ. Một trong những điều bất ngờ ấy là cuộc
tình với người chưa ra đời trong truyện “Mối tình ngoài thời gian”. Tấn bi
kịch lãng mạn ấy xảy ra bởi sự gián đoạn hai thời đại. Sự có lí nằm trong
nghịch lí, vả lại, nghịch lí cũng tiềm tàng trong sự có lí. Tình yêu ngoài thời
gian, thật đau khổ và khắc khoải. Thành tựu khoa học đưa con người vào
tương lai hóa ra lại gây một nỗi đau khôn nguôi cho con người. Truyện
“Vật thí nghiệm” cũng lí giải một nhẽ khác tương tự, song lần này là phát
minh làm thay đổi tính cách. Những cuộc đổi thay tính cách liên tục làm
cho con người mệt mỏi. Quả thật khó quen được với tình huống hôm nay
điềm đạm, chín chắn, ngày mai lại là người nóng tính, quân phiệt, để rồi
tuần sau làm người đa cảm, âu sầu...
Hai con người làm vật thí nghiệm tưởng chừng có thể thoát được cảnh
ấy, song họ đâu có hiểu được rằng thứ hóa chất tiêm vào cơ thể làm đổi
tính cách ấy đã trở thành “cơ địa” mới khiến họ bị cám dỗ trở lại nơi mà
họ tưởng chừng là địa ngục.
Những thành tựu của khoa học đều có hai mặt. Chiếc huy chương nào
chẳng có mặt trái. Tương lai chờ đón loài người với những phát minh,
thành tựu kì diệu. Song các nhà văn viễn tưởng cũng cảnh báo con người về
các mặt trái của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Khi tiện nghi trở nên tuyệt mĩ, khi phương tiện nghe nhìn đạt thấu mức
thay thế được những cuộc du lịch thực địa đầy không khí và ấn tượng, (hơn
cả Internet bây giờ) thì sẽ sinh ra những hội chứng kì lạ của tâm lí như
trong “Hoang mạc châu Phi”...
Máy tính, người máy sẽ tiếp tục có những bước tiến mới trong tương lai.
Song nó cũng đem lại cơ hội cho những kẻ thất nhân tâm sử dụng chúng
vào những mục đích xấu xa, chẳng hạn như dùng thẻ điện tử để làm nghề
đạo chích (trong “Tội ác giả tưởng”). Thế giới máy tính hóa nhiều khi dễ