khoa học nơi họ mạnh và sâu, tài năng văn chương nhuần nhuyễn cộng
thêm linh cảm tiên tri nhạy bén đã hun đúc nên tư chất nhà văn viễn tưởng.
Không phải vô cớ mà ở Nga có hàng chục trường dạy phát minh sáng
chế có sử dụng các tác phẩm văn học khoa học viễn tưởng trong các khóa
học. Ở các cơ quan tình báo Mỹ đều có những bộ phận chuyên trách chắt
lọc và phân tích các ý tưởng khoa học và công nghệ rút ra từ các tác phẩm
văn học khoa học viễn tưởng khắp thế giới.
Tiểu thuyết hay truyện ngắn khoa học viễn tưởng là những tác phẩm có
cốt truyện xảy ra trong tương lai hay hiện tại được thăng hoa bởi những ý
tưởng, những phát minh khoa học và có sự trợ giúp của những thiết bị khoa
học kì ảo, có thể có những truyện thuần túy khoa học, có nhiều tác phẩm
phát triển viễn ảnh xã hội loài người liên lạc hay đụng độ với những nền
văn minh khác ở ngoài vũ trụ.
Các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng có tư duy khoa học, có lẽ
nếu họ không phải là nhà văn thì sứ mạng của họ sẽ là phục vụ cho khoa
học hay kĩ thuật. Trên thực tế, nhiều nhà văn từng là nhà khoa học, hoặc
sau khi viết văn đã làm khoa học rất nghiêm túc và có thành tựu như
A.Asimov, một nhà khoa học danh tiếng ở Mỹ.
Ngoài tư duy khoa học sâu sắc, các nhà văn khoa học viễn tưởng còn có
linh cảm của nhà tiên tri. Nhiều phát minh khoa học mang tính đột phá đã
xuất hiện trên các trang tác phẩm viễn tưởng từ rất lâu trước khi các khoa
học gia hay kĩ sư đi tới các phát minh này.
Nhà văn người Sec Karel Căpek (1890-1938) đã gọi những người máy
trong vở kịch Khoa học viễn tưởng của mình “R.U.R = Rossumõs Universal
Robots” (1921) là Robot. Ngày nay loài người đã có được thuật ngữ
“Robot” nhờ sáng tạo của nhà văn Sec, không những thế, người máy trong
thế giới văn chương đã trở thành hiện thực sau đó vài thập niên. Còn nhà
văn Balan Stanislaw Lem đã tiên đoán rồi sẽ đến lúc loài người nhận biết
được linh hồn của thế giới tưởng chừng là vô sinh như đại dương, đá, cây
cối v.v...