siêu việt ở Los-Alamos cũng không thể biết tận ngọn ngành. Ông đã miêu tả
loại vũ khí hủy diệt bằng sóng xung kích, nhiệt và bức xạ, tức là có đầy đủ
những yếu tố của một vụ nổ nguyên tử. Ngài chủ bút đã phải ra sức chứng
minh về sự không giới hạn của thời gian và thói quen vượt trước thời gian
của các nhà văn viễn tưởng. Song cả ông ta lẫn các nhân viên điều tra đều
chẳng ngờ gì việc những điều mà Cartmael viết tới kia sẽ xảy ra chỉ sau đó
vài tháng. Hóa ra, Cartmael chẳng dính líu gì tới kế hoạch tuyệt mật do
tiến sĩ Oppenheimer và tướng Groves chỉ huy. Trong những dự báo của
mình, nhà văn chỉ sử dụng những thông báo khoa học công khai của thời
trước chiến tranh mà thôi. Và ngài Campbell cũng đưa cho các thám tử
xem các tác phẩm viết về chiến tranh nguyên tử của Heinlein (viết năm
1941) và của H.G. Wells (in năm 1914).
Ngày nay, độc giả trên thế giới rất say mê các tác phẩm văn học khoa
học viễn tưởng của Robert Sheckley, Ray Bradbury, Isaac Asimov, Ursula
Le Guin v.v...
Ở Nga, những nhà văn cự phách viết viễn tưởng là A. Tolstoi, A.Beliaev
đã nổi tiếng từ hồi đầu thế kỉ XX. Khi đó, A.Tolstoi đã tiên đoán ra loại vũ
khí laser và những chiến cụ dùng các thứ tia khác trong cuốn “Chiếc máy
Hyperboloid của kĩ sư Garin”... Còn A.Beliaev đã dự liệu được thành tựu
khoa học tương lai: nuôi sống não bộ người sau khi đầu đã lìa khỏi thân để
tiếp tục tranh thủ những ý tưởng khoa học trong “Đầu giáo sư Dowell”.
Ông cũng lường đoán được khả năng sinh học tạo ra người cá trong nhân
vật Ikhtiandr của tác phẩm “Người cá”, chàng Ikhtiandr là con người đầu
tiên sống giữa loài cá và chú cá đầu tiên sống với con người. Chính
A.Beliaev được coi là “Jules Verne Xô Viết”...
Kế tục họ là những nhà văn viễn tưởng nổi tiếng thế giới như A.
Kazantsev, I. Efremov, A và B. Strugatski,v.v...
Những kiến giải tương lai của các nhà văn viễn tưởng bao gồm hai yếu
tố: tri thức khoa học và trí tưởng tượng vô cùng phóng túng. Tư chất nhà