Truyền kỳ mạn lục
NGUYỄN DỮ
nhưng lỗi ít, tốt nhiều. Sở đã đành trái với nhân nghĩa, nhưng Hán cũng chỉ là giống với nhân nghĩa.
Họ Hạng nước Sở không được là hạng bá giả mà vua Cao nhà Hán cũng là tẹp nhẹp. Kẻ trị thiên hạ
nên tiến lên đến đạo thuần vương, còn Hán Sở nhân với bất nhân, hãy gác ra không cần bàn đến.
Chú thích
(1) Hồ Tông Thốc: người huyện Thổ Thành, nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An;
trú quán tại xã Vô Ngại, huyện Đường Hào nay thuộc tỉnh Hải Dương. Đời Trần Nghệ Tông (1370-
1372) đi sứ nhà Nguyên, làm quan đến chức Hàn lâm học sĩ Thẩm hình viện sự, có tác phẩm Việt sử
cương mục và Việt Nam thế chí, Thảo nhàn hiệu tần thi tập, nhưng hiện chỉ còn một bài thơ.
(2) Non nước trăm hai: nhà Tần đóng đô ở Quan Trung, địa thế hiểm yếu, hai người ở trong có thể
chống với 100 người ở ngoài.
(3) Nói việc Hạng Vũ đốt cung A Phòng của nhà Tần.
Hàm Cốc: cửa quan hiểm yếu của nhà Tần.
(4) Tiệc ở Hồng Môn, Phạm Tăng định giết Bái Công nhưng Hạng Vũ không nghe. Bái Công thoát
về được, Tăng tức giận ném vỡ tan cái đấu ngọc Trương Lương (Hán) biếu. ý câu thơ: đấu ngọc vỡ
vụn như tuyết, không còn gì nữa.
(5) Hạng Vũ bị vây ở Cái Hạ, đêm phá vòng vây chạy được đến Âm Lăng, hỏi đường, bị một ông lão
nông ghét Sở lừa chỉ đi về phía tả; Vũ nghe theo bị mắc cái đầm lớn không còn đường chạy nữa. Vũ
than là "Trời định làm mất ta".
(6) Hạng Vũ chạy đến Ô Giang người lái đò khuyên qua sông sang Giang Đông rồi sẽ tính kế quay
về, nhưng Vũ không nghe, tự tử.
(7) Lỗ Công: tước Hạng Vũ được Hoài vương phong từ trước. Khi Vũ thua chết, Hán Cao Tổ lấy lễ
công mà chôn cất.
(8) Vạn Thặng: ngôi thiên từ có muôn cỗ xe.
(9) Điền Hoành: họ Điền vốn là họ của Tề Vương, người nước Tần. Khi nước Tề bị diệt, Hoành tự
lập làm Tề vương. Khi Hán diệt Hạng Vũ, Hoành đem thuộc hạ chạy ra hải đảo. Hán Cao Tổ sai sứ
ra mời hứa phong tước vương, chí ít cũng là tước hầu; còn nếu không theo sẽ đánh. Hoành định theo,
nhưng khi gần về đến Lạc Dương lại đổi ý, tự sát. Thuộc hạ đều chết theo.
(10) Hạng Vũ từng phong cho Bái công tước vương ở Ba Thục và Hán Trung.
(11) Con hươu: ví với thiên hạ. Nhà Tần sổ mất con hươu: nhà Tần bị mất thiên hạ.
(12) Chương Hàm: tướng nhà Tần. Hạng Vũ và Hạng Lương đánh quân Chương Hàm ở Đông A hạ,
đuổi đến Bộc Dương thì hoàn toàn phá tan.
(13) Tổ Long: miếu thờ Tần Thủy Hoàng. Sứ giả Tần đêm đi qua Hoa Âm, có người ngăn lại bảo
"Năm nay Tổ Long chết". Tổ Long chỉ Tần Thủy Hoàng, vì Long (rồng) là hình tượng của vua
(Hoàng); Tổ là người mở đầu, ứng với chữ Thủy.