TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 103

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

Không biết bắt chước Nhan Thúc Tử chối từ cô ả láng giềng (15)

Lại đi nối bước Vũ Thừa Tự mê mải con yêu hoa nguyệt (16)

Chẳng tội gì đó,

Có nhẹ mà thôi.

Lời ta phán truyền,

Thi hành lập tức".

Lại ngoảnh bảo Hoàng rằng:

- Nhà ngươi theo đòi nho học, đọc sách thánh hiền, trải xem những sự tích xưa nay, há không biết lời

răn sắc đẹp, cớ sao lại đi vào con đường ấy!

Liền cầm bút phê rằng:

"Bỏ nết cương cường, theo đường tà dục, giảm thọ một kỷ".

Lại sai hai tên lính đưa Hoàng về nhà. Hoàng vươn vai bừng tỉnh mồ hôi toát ra đầy mình. Sau mấy

năm, nhân đi việc quan đến Tam Giang, vào nghỉ ở đền Phong Châu, thấy đền đài tường vách, tượng

thần và cái hành lang trụt đổ, đúng như trong chiêm bao trông thấy, mới biết dạo trước chính mình bị

đòi đến đây. Hoàng vội lên ngựa ruổi mau, không dám ngoảnh lại. Bấy giờ là ngày Đinh tỵ tháng

tám năm Thiệu Bình thứ 2. (17)

Lời bình:

Than ôi! Dòm vào buồng, kêu trên xã, chẳng đã là quái gở ư? Thưa rằng chưa vậy. Con gấu Vũ

Uyên (18), con lợn Bối Khâu (19) chẳng đã là quái gở ư? Thưa rằng chưa vậy. Bởi Xương Lê làm

bài văn Nguyên Quỷ Khâu Minh giải nghĩa kinh Xuân Thu, ấy là quái gở nên coi làm thường. Thế thì

câu chuyện Xương Giang, chẳng phải là quái. Phương chi xem thấy yêu nữ mê người sẽ biết răn sợ

trước sắc đẹp, xem thấy linh từ xử án, sẽ biết kính tránh trước thần thiêng. Nghi để truyền nghi,

chẳng có gì là quá đáng. Tiến lên một bước thì sẽ được như Lưu Thoa, Can Bảo vậy. (20)

Chú thích

(1) Phong Châu: nguyên chú: "nay là huyện Bạch Hạc", nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

(2) Xương Giang: nguyên chú: "nay thuộc huyện Yên Dũng, xứ Kinh Bắc"; nay là thị xã Bắc Giang.

(3) Lạng Giang: nay là vùng đất thuộc tỉnh Bắc Giang.

(4) Nhục cốt sinh tử: làm cho xương khô sinh thịt, người chết sống lại; ý nói cứu sống người.

(5) Kinh Xuân thu chép mùa Xuân năm Đinh mão thứ 8 đời vua Chiêu công nước Lỗ, có hòn đá biết

nói ở ấp Ngụy Du nước Tấn. Lại chép năm thứ 31 đời vua Trang công có vị thần giáng xuống đất

Sằn.

(6) Vía mài, tinh đèn: Triệu Sư Hùng đời Tùy, trong năm Khai Hoàng, đi qua núi La Phù ở huyện

Nam Hải đất Quảng Châu, một hôm trời tối lạnh lùng, thấy một mái nhà tranh bên cạnh quán rượu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.