TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 130

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

Thành(28). Vậy mà lại khinh thường sự đi sự đến, nhẫn nhục tới ở với người, sờ đầu cọp, vuốt râu

cọp, suýt nữa thì không thoát miệng cọp. Như chàng Nhuận Chi, thật là một người ngu vậy.

Chú thích

(1) Kiến Hưng: thời Trần Hồ là phủ, gồm đất các huyện ý Yên, Thiên Bản, Độc Lập, Đại Loan, Vọng

Doanh, tương đương với các huyện ý Yên, Vụ Bản, Nghĩa Hưng Nam Định ngày nay.

(2) Thiệu Phong: niên hiệu Trần Dụ Tông từ 1341 đến 1357.

(3) Nguyễn Trung Ngạn: (1289-1368 hoặc 1370); người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi nay là

huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Đỗ Hoàng giáp khoa thi Thái học sinh đời Trần Anh Tông (1293-

1314), từng đi sứ nhà Nguyên năm 1314, giữ những chức vụ quan trọng dưới thời Trần Minh Tông

(1314-1329).

(4) Giang Nam: nguyên văn là Vọng Giang Nam, vốn là tên nhạc khúc, đến đời Đường mới thành tên

một từ điệu, có nhiều lời hát khác nhau.

(5) Vì Trong câu thứ ba có chữ tiêu nên Nguyễn Trung Ngạn nói như vậy.

(6) Chùa tháp Báo Thiên: hiện đã không còn, nền cũ ở khu vực Nhà thờ lớn, Hà Nội.

(7) Côn Lôn Nô và Hứa Tuấn: Côn Lôn là tên đất; người nô bộc ở Côn Lôn tên là Ma Lặc có sức

mạnh và tấm lòng một hiệp khách, đã giúp cho chàng Thôi Giác và kỹ nữ Hồng Tiêu thành đôi.

Hứa Tuấn: hiệp khách đã đột nhập phủ tướng Phiên là Sa Tra Lợi cướp nàng Liễu thị trả về cho

Hàn Hoành. Xem thêm chú thích 4 Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu.

(8) Tìm hương chữ là tầm phương, xuất ở câu thơ "Tự thị tầm phương khứ hiệu trì" của Đỗ Mục, nói

về việc duyên lứa lỡ làng. Trả bích xuất ở điển Trùng Nhĩ nước Tấn. Trùng Nhĩ chạy nạn sang Tào,

Hy Phụ Cơ đưa biếu mâm cơm và ngọc bích. Trùng Nhĩ chỉ nhận mâm cơm còn trả lại ngọc bích. Từ

đấy người ta dùng chữ phản bích (trả lại bích ngọc) để nói cái gì trả về chỗ cũ.

(9) Tiết Đào đời Đường là một danh kỹ ở đất Thục, hay làm những bài thơ ngắn, vì tiếc giấy nên cắt

hẹp lại. Từ đấy, những tài tử trong Thục lấy thế làm tiện, cũng cắt những tờ giấy nhỏ để viết thơ, gọi

là tờ giấy Tiết Đào.

(10) Lâm Xuyên: Vương Hy Chi đời Tấn là người viết chữ rất đẹp, từng làm chức Nội sử ở Lâm

Xuyên, vì thế trong văn học thường dùng mỹ từ Lâm Xuyên để gọi bút viết.

(11) Lấy ý từ điển trong sách Mạnh Tử: Thuần Vu Khôn nói: "Ngày xưa Vương Báo ở đất Kỳ mà Hà

Tây hát hay"; đây ý nói mình chỉ biết hát xướng và hát giỏi.

(12) Nàng Mạnh Quang đời Hán, rất kính trọng chồng là Lương Hồng, mỗi khi dọn cơm cho chồng

ăn, thường nâng án lên tận ngang mày.

(13) Tràng Khanh là tên tự của Tư mã Tương Như. Tương Như gảy khúc đàn "Phượng cầu hoàng"

mà lấy được nàng Trác Văn Quân.

(14) Đời Đường, Đỗ Mục làm chức Ngự sử phân ty ở Lạc Dương, đến dự tiệc ở nhà vị đại thần là Lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.