TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 149

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

tìm thì nên, liều chết mà đi tìm thì không nên, liều chết để đi tìm đã không nên, huống nữa lại thôi

không lấy vợ, để đứt dòng giống của tiên nhân phỏng có nên không? Cho nên người quân tử phải

biết tòng quyền chứ không nên chấp nhất. Giữ điều nhỏ để mất điều lớn, chẳng là gã Lý Sinh này ư?

Chú thích

(1) Đông Sơn: huyện, thời thuộc Minh thuộc phủ Thanh Hóa, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

(2) Cẩm Giàng: huyện, đời Trần thuộc châu Thượng Hồng, nay thuộc tỉnh Hải Dương.

(3) Tây Đô: tên thành nhà Hồ, ở huyện Vĩnh Lộc, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

(4) Động Hồ Công: ở huyện Vĩnh Lộc, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

(5) Nguyên văn: "Dân thường chúng ta dựng vợ gả chồng cho con cái hà tất phải kén họ Thôi, họ

Lư, họ Lý, họ Trịnh". Thôi, Lư, Lý, Trịnh là bốn họ giàu sang, có thế lực đời Đường Thái Tông,

Trung Quốc.

(6) Kiến Tân: niên hiệu của Trần Thiếu Đế, vua cuối cùng nhà Trần từ 1398 đến 1400.

(7) Trần Khát Chân mưu giết Hồ Quý không thành, bị giết và bắt bớ đến cả thân tộc.

(8) Theo Dị uyển vua nước Kê Tân bắt được một con chim loan nuôi ba năm vẫn không hót. Nghe lời

phu nhân vua cho đặt lồng chim trước một cái gương. Chim loan nhìn bóng, tưởng bạn cất tiếng kêu

bi thương mãi cho đến chết. Sau trong văn học dùng điểm này để diễn tả chuyện đôi lứa lỡ làng, xa

cách.

(9) Biệt hạc: chàng Mục Tử ở Thương Lăng lấy vợ 5 năm không có con, cha mẹ định lấy vợ khác

cho. Người vợ nghe tin đang đêm khóc lóc, Mục Tử cảm động làm ra khúc nhạc Biệt hạc thảo.

(10) Lấy ý từ câu thơ của Hàn Hoành đời Đường: Hàn thực đông phong ngự liễu tà (Tiết Hàn thực

gió đông thổi, cây liễu trong vườn ngự lả cành). Xem thêm chú thích (4) Chuyện người Nghĩa phụ ở

Khoái Châu...

(11) Cố Huống đời Đường nhặt được một chiếc lá đỏ đề thơ thả trên ngòi ngự của một cung nữ.

Huống cũng đề thơ lên một chiếc lá thả xuống ngòi, trong bài thơ có câu: Hoa lạc thâm cung oanh

diệc bi, Thượng Dương cung nữ đoạn trường thì (Hoa rụng trong cung sâu thẳm chim oanh cũng

buồn, đấy là lúc người cung nữ trong Thượng Dương cung đứt ruột).

(12) Chuyện Liễu Thị với Hàn Hoành: xem chú thích 4, Chuyện người Nghĩa phụ ở Khoái Châu.

(13) Vi Cao đời Đường thuở nhỏ chơi đất Giang Hạ có tình với nàng Khương Ngọc Tiêu. Lúc chia

tay có hẹn chóng thì 5 năm, chậm thì 7 năm sẽ đến, lưu tặng một cái nhẫn ngọc và một bài thơ. Sau 7

năm Cao không đến, Ngọc Tiêu nhịn ăn mà chết. Cao nghe tin thương xót, lập đàn tụng kinh siêu độ.

Đêm chiêm bao thấy nàng hẹn sẽ thác sinh để làm nàng hầu. Sau Cao làm quan to, gặp ngày mở tiệc

sinh nhật, có người đem dâng một người con hát cũng tên là Ngọc Tiêu, ngón tay giữa có một vòng

thịt y như hình chiếc nhẫn ngọc mình tặng ngày trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.