TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 2

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con

người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái.

Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo

chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình

yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ

phu ẩn dật... Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức.

Toàn bộ tác phẩm thấm sâu tinh thần và mầu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm

tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới. Bất mãn với thời cuộc

và bất lực trước hiện trạng, Nguyễn Dữ ẩn dật và đã thể hiện quan niệm sống của kẻ sĩ lánh đục về

trong qua Câu chuyện đối đáp của người tiều phu trong núi Nưa. ở ẩn mà nhà văn vẫn quan tâm đến

thế sự, vẫn không quên đời, vẫn nuôi hy vọng ở sự phục hồi của chế độ phong kiến. Tư tưởng chủ

đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ

thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương

thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo

"thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn

người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy

nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của

tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến. Nguyễn Dữ đã có phần bảo lưu những tư

tưởng phi Nho giáo khi phóng tác, truyện dân gian, trong đó có tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và chủ

yếu là tư tưởng nhân dân. Nguyễn Dữ đã viết truyền kỳ để ít nhiều có thể thoát ra khỏi khuôn khổ

của tư tưởng chính thống đặng thể hiện một cách sinh động hiện thực cuộc sống với nhiều yếu tố

hoang đường, kỳ lạ. Ông mượn thuyết pháp của Phật, Đạo, v.v. để lý giải một cách rộng rãi những

vấn đề đặt ra trong cuộc sống với những quan niệm nhân quả, báo ứng, nghiệp chướng, luân hồi;

ông cũng đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân dân khi miêu tả cảnh cùng cực, đói khổ, khi thể hiện

đạo đức, nguyện vọng của nhân dân, khi làm nổi bật sự đối kháng giai cấp trong xã hội. Cũng chính

vì ít nhiều không bị gò bó trong khuôn khổ khắt khe của hệ ý thức phong kiến và muốn dành cho tư

tưởng và tình cảm của mình một phạm vi rộng rãi, ông hay viết về tình yêu nam nữ. Có những truyện

ca ngợi tình yêu lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu tình cảm của các tầng lớp bình

dân. Có những truyện yêu đương bất chính, tuy vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo nhưng lại phản ánh

lối sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc, lái buôn hãnh tiến. Nguyễn Dữ cũng rất táo bạo và phóng túng

khi viết về những mối tình si mê, đắm đuối, sắc dục, thể hiện sự nhượng bộ của tư tưởng nhà nho

trước lối sống thị dân ngày càng phổ biến ở một số đô thị đương thời. Tuy vậy, quan điểm chủ đạo

của Nguyễn Dữ vẫn là bảo vệ lễ giáo, nên ý nghĩa tiến bộ toát ra từ hình tượng nhân vật thường mâu

thuẫn với lý lẽ bảo thủ trong lời bình. Mâu thuẫn này phản ánh mâu thuẫn trong tư tưởng, tình cảm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.