TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - Trang 4

Truyền kỳ mạn lục

NGUYỄN DỮ

thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình thể hiện rõ

chính kiến của tác giả. Hầu hết các truyện đều lấy bối cảnh ở các thời Lý-Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê

sơ và trên địa bàn từ Nghệ An trở ra Bắc. Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật,

cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật

tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao

chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại

chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp,

tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò,

thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ

phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của

ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải

chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan

ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương

Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị

trách phạt nhưng cũng đáng thương.

Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sống

ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và

ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở

địa vị cao hay thấp.

Truyền kỳ mạn lục ngay từ khi mới hoàn thành đã được đón nhận. Hà Thiện Hán người cùng thời

viết lời Tựa, Nguyễn Thế Nghi, theo Vũ Phương Đề cũng là người cùng thời, dịch ra văn nôm. Về

sau nhiều học giả tên tuổi Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú đều ghi chép về Nguyễn Dữ và

định giá tác phẩm của ông. Nhìn chung các học giả thời Trung đại khẳng định giá trị nhân đạo và ý

nghĩa giáo dục của tác phẩm. Các nhà nghiên cứu hiện đại phát hiện thêm giá trị hiện thực đồng

thời khai thác tinh thần "táo bạo, phóng túng" của Nguyễn Dữ khi ông miêu tả những cuộc tình si mê

đắm đuối đậm màu sắc dục. Hành vi ấy tuy trái lễ, trái đạo trung dung nhưng lại đem đến chút hạnh

phúc trần thế có thực cho những số phận oan nghiệt. Về mặt thể loại mà xét thì Truyền kỳ mạn lục là

tác phẩm đỉnh cao của truyện truyền kỳ Việt Nam. Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng của Cù Hựu nhưng

Truyền kỳ mạn lục vẫn là "áng văn hay của bậc đại gia", là sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ cũng như

của thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam.

TRẦN THỊ BĂNG THANH

Lời tựa(1)

Tập lục này là trước tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ

triều trước Nguyễn Tường Phiêu (2). Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.