Truyền kỳ mạn lục
NGUYỄN DỮ
một trong bát đại gia Đường Tống, nghe ông đọc hai câu thơ: Môn ngoại lãnh lạc yên mã hi; Lão
đại giá tác thương thân phụ (Ngoài cửa lạnh lùng xe ngựa vắng; tuổi già duyên kết chú phường
buôn). Cầm Tháo tỉnh ngộ bèn cắt tóc đi tu.
(13) Đời Đường các công tử vương tôn nghe hát, thường lấy gấm quàng đầu con hát để thưởng, gọi
là "phao cẩm triền đầu" (Ném gấm quấn đầu).
(14) Thầy chùa Tuệ Viễn đời Tấn cùng các bạn tu 15 người họp thành hội Bạch Liên hoa, viết thư
mời Đào Uyên Minh đến dự, Uyên Minh bảo có rượu mới tới. Viễn nhận lời, nhưng Uyên Minh đến
lại không có rượu, ông chau mày bỏ đi.
(15) Chùa Lệ Kỳ: Nguyên chú: "Chùa Lệ Kỳ nay thuộc huyện Chí Linh". Chí Linh nay thuộc tỉnh Hải
Dương.
(16) Dữu Lượng đời Tấn làm Đô đốc Kinh Châu thường lên lầu Nam thưởng nguyệt.
(17) Kệ lục như: Bài kệ trong kinh Phật nói hết thảy mọi việc đời đều: như mộng, như huyễn, như
bọt, như sương, như điện, như bóng (tám điều như).
(18) Giường thiền tứ đại: Kinh Phật nói thân thể người ta là do tứ đại (đất, nước, lửa, gió) hợp
thành. Tô Đông Pha vốn chơi thân với sư Phật ấn. Một hôm ông Tô đến chơi, Phật ấn đùa bảo
"Quan nội hàn đến làm gì? ở đây không có chỗ ngồi". Ông Tô đùa lại: "Xin mượn cái "tứ đại" của
sư làm giường thiền".
(19) Núi Phượng Hoàng: nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
(20) Câu này của Khổng Tử trong sách Luận ngữ. Nhà nho coi các học thuyết khác (không phải đạo
nho) là "dị đoan", ở đây chỉ đạo Phật.
(21) Thôi Hạo đời Ngụy ghét đạo Phật. Nhân vua Ngụy đến thành Trường An, vào một ngôi chùa,
thấy có binh khí và nhà hầm giấu con gái, Hạo bèn xin vua giết hết sa môn (sư) trong thiên hạ.