con dê.. ê!” “ Dê gì?” “ Dê nhỏ, số đẹp, 35!” Ông Việt kiều chẳng hiểu ất
giáp gì nhưng vẫn lắc đầu “ Vậy thì mua con đĩ nghe anh? Đài phụ, Đồng
Nai!” Ông Việt kiều vẫn lắc đầu. Đến lúc này dường như ông đã hiểu. “
Làm gì mà lắc lắc cái đầu mào hoài thấy ghét quá hà! Thôi mua em nè.. è!”
Có một tiếng rao rất ư là..nghệ thuật. Đó là rao bán kẹo kéo thời “ hiện
đại”. Xưa kia, người ta treo một cái chuông ở ghi đông xe đạp rồi rung lên.
Bây giờ người ta làm một giàn loa âm li lớn, đậu lại một đoạn đường nào
đó rộng rồi mở nhạc đệm cho “ca sỹ” biểu diễn ngay giữa đường phố. Còn
những người khác trong nhóm thì cầm kẹo kéo đi mời người xem mua.
Nhiều người nghe giọng hát không thua gì ca sỹ chuyên nghiệp nhưng cuối
cùng họ cũng vỡ lẽ ra rằng “ca sỹ” dỏm này chỉ nhép miệng theo máy của
một ca sỹ chuyên nghiệp nào đó mà thôi.
“ Dze chai..ai! Dze chai..ai! Dze chai..ai!” Tiếng rao nhỏ nhẹ của một
người đàn bà chừng trên 50 tuổi nghe dịu dàng mà nếu chưa nhìn thấy bà
thì cứ nghĩ người rao chỉ khoảng chừng tuổi đôi mươi là cùng. Nhưng hầu
như ai cũng thương và kính phục bà. Bà mua bán giấy báo, chai lọ, đồng
nhôm, nhựa…đã bao năm nay nên người ta đã quen mặt bà rồi. Thường bà
hay dừng chân nghĩ trưa ở bên mái hiên của một chung cư. Sau khi ăn một
gói xôi hoặc một củ khoai mì thì bà lật đật xếp gọn lại những thứ đã mua
vào đôi gánh cho cân bằng, dễ gánh. Nhìn những giọt mồ hôi thấm đẫm
lưng áo bạc màu thế ai cũng thương xót. Nhưng bà không hề than thở một
điều gì mà trái lại, nét mặt bà luôn hiện lên một niềm hãnh diện và hạnh
phúc bởi hai đưa con trai học đại học Bách Khoa sắp trở thành Kỹ sư của
mình.
“ Rau nhút, rau lang, rau muống, rau bồng tơi đây!” “ Rau nhút, rau lang,
rau muống, rau bồng tơi đây!” Dân trong khu phố này, sáng sớm khỏi cần