thanh nữ tú. Người họa sỹ cũng cảm nhận được điều đó và thấy việc làm
của mình mang đến hạnh phúc cho người khác thì anh ta cũng rất vui. Rồi
từ đó, hễ anh bắt gặp bất kỳ một ai có dáng dấp, gương mặt đẹp; có tính
cách đặt biệt; có nét cuốn hút người khác thì anh vẽ họ. Mặc dù ngoài công
việc mưu sinh vất vả, anh cũng dành nhiều thời gian, công sức trăn trở sáng
tạo để có những chân dung đầy tính nghệ thuật và sống động. Họ chẳng trả
một đồng nào cho anh mà họ chỉ cần mua một tờ giấy vẽ ở tiệm bán tạp hóa
của cô gái.
Một hôm,có một người bán bong bóng dạo cá biệt xuất hiện ở thị xã này.
Cái khác lạ của anh này là ai mua một chiếc bong bóng thì anh ta sẽ vẽ hình
ảnh người đó lên chiếc bong bóng trong vài phút. Lẽ dĩ nhiên chiếc bóng
bóng sẽ hơn tiền gấp nhiều lần một chiếc bong bóng bình thường. Người
họa sỹ cũng nhận ra anh chàng bán bong bóng là một sinh viên cùng học
chung trường mỹ thuật với anh nhưng điểm môn vẽ truyền thần* bằng
không đến ba lần bảy lượt nên chán nản nghỉ học.
Người họa sỹ đến quán tạp hóa của cô gái để uống cà phê với hy vọng là sẽ
được nhận sự quý mến trân trọng của cô gái. Và hơn hết là mong được nhìn
thấy bức họa của cô gái do mình vẽ sẽ được treo lên ở một nơi kiêu hãnh và
dễ chiêm ngưỡng nhất trên tường. Nhưng..Anh chợt thấy bức họa của anh
vẽ bị cuốn tròn ném vào một góc xó bụi bặm. Lòng dạ anh chìm lịm, cổ
họng nghẹn thắt, trong lúc cô gái thao thao khoe chiếc bong bóng thật to vẽ
hình cô ta đang treo đung đưa giữa gian nhà chính: “Anh biết không? Cả thị
xã này ai cũng như thế cả! Chiếc bong bóng có giá trị bằng ba ngày công
lao động tại công ty nên ai cũng nâng niu quý trọng, sợ bễ!”
Người họa sỹ lẩn thẩn bước ra khỏi quán cô gái với cõi buồn vô hạn. Người
bán bong bóng từ đâu xẹt tới: “Ê, sao ốm đói thế? Theo tao làm một chầu