trung. “Nhân loại sẽ dùng hai chân đã biến thành bánh xe của mình thay thế
cho xe! Chi dưới của con người có thể tiến hóa thành cỗ xe chuyển động.
Như vậy, xin hai vị tiên sinh chú ý, con người sẽ biến thành công cụ
giao thông. Đây thật là một tiến hóa tuyện vời biết bao, vĩ đại biết bao!”.
Xem ra giáo sư Hạ rất khoái kiến giải của tôi. “Đến lúc đó”, ông ta
hào hứng, “con người sẽ không đi qua đi lại nữa mà sẽ chạy, sẽ không chạy
ngược chạy xuôi nữa mà chạy vùn vụt, không tản bộ nữa mà cưỡi gió hóng
mát”.
Ông nghiên cứu viên không nhanh, không chậm cũng phát biểu: “Đến
lúc đó, khi con cái bệnh tật thì chúng sẽ nói với mẹ: “Mẹ ơi, con hỏng máy
rồi”.
“Đến khi đó”, giáo sư Hạ cười lớn, “có thể nhận nhầm vợ mà không
thể nhận nhầm xe”.
Hai nhà khoa học như đứa trẻ ương bướng nghịch ngợm, đắm mình
trong trò chơi chữ nghĩa, không còn nghĩ ngợi gì về ý nghĩa to lớn của
thuyết
Chân người tiến hóa thành bánh xe nữa. Thế là tôi nói: “Đến khi ấy,
người sinh ra không có chân, ai nấy đều trở thành Thần hành Thái bảo ngày
đi ngàn dặm. Thử nghĩ xem: bản thân con người trở thành công cụ giao
thông, xe máy và ô tô sẽ trở thành đồ cổ. Trên trái đất không còn ô tô và xe
máy, cũng không còn khí thải phả ra và tiếng động, mức độ ô nhiễm môi
trường sẽ giảm đi đáng kể”.
Lúc ấy, có người gõ cửa. Tôi ra mở. Đó là một vị chi dưới bị liệt- cô
gái ngồi trên xe lăn.
“Ba ông lớn”, cô ta tiến vào, “đúng như lời các ông, tôi ra ngoài hóng
gió, và ở ngoài cửa sổ tôi đã nghe được các ông chuyện trò. Ông lớn”, với
giọng điệu khẩn cầu, cô ta nói tiếp, “chân tôi đã tiến hóa... không, đã thoái
hóa thành bánh xe. Mau mau nghĩ cách đi, hay giúp tôi có thể đứng dậy, đi
lại như trước kia...”.
Ba chúng tôi cùng nghiêm túc đứng dậy, y như đứng trước một kiệt
tác, có cảm giác trang nghiêm lạ thường, tựa hồ đang mang nhiệm vụ gì to
lớn trên vai mình. Nhân loại chúng ta, bất kể vào thời đại nào, năm nào,