trúng vào đại học, lão Lý cho nó 30 tệ, hơn mình những 10 tệ. Sủi cảo này
thì đáng gì, đừng khiến họ nghĩ mình bủn xỉn”.
Bà vợ liền đổi bát to hơn.
Cữ chục ngày sau, như thường lệ, nhà Triệu lại biếu rượu nếp. Cả vợ
lẫn chồng nhà Vương đều nhận thấy bát này còn to hơn so với bát họ biếu
lần trước.
Ông chồng nói: “Bà xem, người ta rất hiểu lễ. Ngày mai bà băm một
cân thịt ngon hơn, và bát sủi cảo đem sang cũng phải to hơn bát họ vừa
biếu mới được”.
Hôm sau, làm sủi cảo xong, bà Vương lục khắp hòm tủ mới tìm được
cái bát vừa ý, chìa ra như khoe với chồng. “Ông giương mắt ra mà xem,
đây là cái bát to nhất nhà ta. Hết cỡ rồi. Cứ thế này rồi lấy gì mà biếu”.
Ông chồng ngậm điếu thuốc, im lặng. Đâu khoảng mười mấy hôm
nữa, nhà Triệu mang sang biếu nguyên liễn rượu nếp. Liễn rất to, có thể
đựng cả con gà. Vợ chồng nhà Vương nhìn mà thộn mặt ra. Người ta dùng
liễn, nhà mình dùng cái gì đây? Ông chồng hoa tay nói. “Mình dùng nồi.
Nhà mình đâu phải không có chiếc nồi nào nhỉnh hơn cái liễn đó?”.
Hai ngày sau, bà vợ nhà Vương mang nồi sủi cảo đi, lúc về nói với
chồng. “Tôi thấy như là vợ chồng nhà Triệu không vừa ý lắm”.
“Sao, họ không thích à?”.
“Không phải là không thích, song... cũng thật khó cho họ, lần sau họ
không biết đựng rượu nếp bằng cái gì để mang biếu nhà ta? Ông thật lắm
chuyện. Lễ với chả lạt”.
“Đàn bà thì biết gì. Lễ nhiều, người không trách. Vả lại, chúng ta có gì
sai đâu”.
Mười mấy hôm sau, vợ nhà Triệu bưng sang cái nồi nhôm cỡ vừa đầy
tú hụ rượu nếp. Vợ chồng nhà Vương trong lòng không yên nhưng vẫn phải
nhiệt tình tiếp nhận. Khi đóng cửa lại, hai vợ chồng thở dài, ngây người
nhìn món quà.
Bà vợ bỗng la lên: “Hỏng bét rồi, họ đem tất cả rượu nếp sang biếu
nhà ta. Tôi đã thấy vò rượu nếp nhà họ, nó cũng chỉ to thế này thôi”.
Ông chồng khoát tay: “Việc này hay đây, hay đây”.