Tiến sĩ Hayyeman giơ hai tay lên trời: “Tiên sinh, với yêu cầu này, con
dao mổ của tôi không còn hiệu lực”.
Sau đó, lời đồn thành giai thoại.
Lại hôm nữa, có phụ nữ hộ tống một người bị trọng thương do tai nạn
xe hơi đến phòng khám, Hayyeman ớ người ra: “Là cô sao? Cô đã trung
niên rồi mà vẫn đẹp vậy?”. Đây là cô vợ cũ của anh, năm xưa đã bỏ anh để
đi cùng người đàn ông khác.
Người phụ nữ ròng ròng lệ: “Hayyeman, Hayyeman yêu quý, còn hận
em sao? Để cứu tính mạng anh ấy em không thể không tìm đến anh, người
duy nhất trong thành phố có thể giải phẫu cho anh ấy”.
Người bị trọng thương là chồng hiện tại của vợ cũ anh. Vợ anh nói:
“Anh Hayyeman thân yêu, em và anh ấy xin lỗi anh. Nhưng chúng em gặp
nạn... Và xin con dao mổ của anh đừng mang theo oán thù xưa”.
Gặp lại vợ cũ trong hoàn cảnh này, sự thù hận bùng dậy khiến lòng dạ
Hayyeman rối bời. Cuối cùng anh lạnh lùng nói: “Cứu người sắp chết, giúp
người bị thương là thiên chức của bác sĩ”.
Trước khi mổ, người đàn ông luôn ở trạng thái hôn mê, sắp mổ thì tỉnh
lại, kinh hãi khi thấy bác sĩ phẫu thuật là Hayyeman.
“Hãy yên tâm! Đây chỉ là sự an bài của thượng đế. Anh là tình địch
mà vĩnh viễn tôi khó lòng tha thứ, song anh lại là bệnh nhân mà tôi không
thể không cứu chữa”.
Để phẫu thuật vá xương sọ, Hayyeman phải đứng làm việc liên tục
mười tiếng đồng hồ. Xong xuôi, anh ngã xuống bên bàn mổ.
Sau khi đã đỡ, hai vợ chồng họ đứng cúi đầu trước Hayyeman, nói:
“Nếu anh không ghét bỏ, chúng tôi nguyện dùng cuộc đời còn lại của mình
phục vụ anh”.
“Điều mà bác sĩ cần phải nhớ trong phòng mổ là thiên chức của anh ta.
Điều nên quên là ân oán với người”. Vị bác sĩ nói.
Việc này càng làm cho mọi người thêm kính trọng Hayyeman.
Năm ấy, Đức gây ra cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, chiếm Brasa.
Một tên chỉ huy phát xít bị du kích Ba Lan bắn trúng ngực. Không ai dám