phẫu thuật ngực cho hắn nên viên bác sĩ Đức đã hóa trang hắn rồi mang
đến phòng khám của Hayyeman. Anh nhận ra tên sĩ quan SS khát máu.
Thành phố này đã có biết bao người Ba Lan ngã gục dưới họng súng
hoặc mệnh lệnh của hắn. Bị kích động dữ dội, anh ngầm thở dài. Đây cũng
là ý muốn của thượng đế sao? Hayyeman, với sự hỗ trợ của người trợ lý và
nhân viên y tế, rửa tay, cạo mặt, khoác tấm áo choàng trắng mới nhất, sau
đó cầm dao mổ to nhất mở ngực cho hắn rồi... không tìm viên đạn mà thọc
sâu con dao mổ vào tim hắn.
Khi tra hỏi, một tên Đức nói: “Anh làm nhơ bẩn con dao mổ của
mình”.
“Sai, tôi đã dùng đúng chức năng của nó”.
“Anh quên thiên chức của bác sĩ rồi ư?”.
“Không, nhưng ở giây phút ấy, chống phát xít mới là thiên chức tối
cao”.
Anh nhấn mạnh, mỗi chữ nặng tới nghìn cân. Hayyeman chết đi
nhưng khắp thành phố bỗng tràn ngập hai chữ Thiên chức. Nó đã trở thành
khẩu hiệu kêu gọi chống phát xít. Đến bây giờ, ở nơi cao nhất Brasa vẫn
sừng sững hai chữ đó.
Lời bàn của Vương Tử Doanh: Mọi người đều thuộc lòng câu Khoa
học không biên giới còn nhà khoa học thì có Tổ quốc. Đem câu này ứng
với bác sĩ Hayyeman thì cũng có thể hiểu là Hạ dao mổ xuống không ân
oán người. Bác sĩ cầm dao mổ có những vấn đề lớn. Thiên chức của bác sĩ
là cứu người sắp chết, giúp người bị thương, nên trong co mắt Hayyeman
chỉ có người bị nạn mà không có kẻ thù. Nhưng khi đối diện với người bị
thương là kẻ thù của Tổ quốc, kẻ đã sát hại đồng bào, thì anh từ một bác sĩ
trở thành chiến sĩ. Hayyeman vừa là một bác sĩ có y đức vừa là một công
dân không đội trời chung với kẻ thù của Tổ quốc mình.