Bữa ăn trưa tôi hỏi đạo diễn Lão Từ có phải Mai Tử trước đây diễn
kịch? Lão Từ bảo đó là Diệu Nhi. Tôi hỏi Diệu Nhi là ai? Thì Diệu Nhi là
Diệu Nhi. Lão Tử đáp, gắp cái bánh màn thầu bỏ vào miệng, húp thêm chút
canh, lờ tôi đi. Tôi cũng im lặng, cứ nhìn vào miệng ông ta. Lão Từ thấy tôi
nhìn thì không được tự nhiên, cuối cùng nói: “Bạn gái trước đây của Trang
Tử, diễn viên chính của đoàn kịch”. Ông ta còn nói tôi biết Diệu Nhi là
người Hàng Thành, và nghiện cá. Trang Tử thích Diệu Nhi, ngày nào cũng
bắt cá nấu cho ăn. Cái thành nhỏ nghèo nàn ở phương Bắc chỉ có con sông
màu mỡ này là bãi cỏ mà Trang Tử thích.
Trong bát canh cá mà Diệu Nhi thích có niềm hạnh phúc của Trang
Tử. Mọi người đều trêu Trang Tử là cái bóng của Diệu Nhi. Trang Tử bảo
Diệu Nhi là mặt trời của anh ta.
Song, Diệu Nhi là một con chim xinh đẹp. Người xưa nói phượng
hoàn chọn cây mà đậu. Diệu Nhi bay đến cành cao hơn. Không có mặt trời,
bầu trời của Trang Tử trở nên u ám. Trong im lặng âm thầm, Trang Tử mua
các đồ lề đắt giá và bắt cá thành nghề thành nghiệp của anh ta.
Sau nhiều năm đoàn kịch về quê diễn, Trang Tử phát hiện một khuôn
mặt sáng đẹp như ngọn đèn trong tăm tối, làm rực rỡ cõi lòng u ám của anh
ta. Trang Tử mang cô gái ấy vào thành phố.
Mọi người trong đoàn đều than thở lại một Diệu Nhi. Tôi nhìn thấy
Mai Tử và cảm giác khuôn mặt xinh đẹp này có chút huyền ảo, phảng phất
như một bức ảnh nào đó chụp lại. Tôi biết đó là lòng tôi đang tác quái.
Ngược lại, Trang Tử vẫn bình thản ngồi bắt cá bên sông. Có khi biếu
tặng người khác, có khi ướp muối, lấy dây xâu vào, phơi khô trên nóc nhà.
Những con cá khiến lũ mèo đêm đêm đánh nhau, làm không khí tĩnh lặng
trong đêm của đoàn kịch náo nhiệt khác thường.
Đột nhiên tôi nhớ lại đã từng xem một bài thơ của Trang Tử trong đêm
bị lũ mèo khơi dậy đầy đủ mùi tanh tưởi của cá. Sau đó anh nói: “Tôi nuôi
sống chuyện tình yêu cá đẹp đẽ này suốt cuộc đời”.
Lời bàn của Khấu Tử: Văn học là nghệ thuật ngôn ngữ, nắm vững
biệt tài dùng từ đẹp đẽ là một tố chất cơ bản và cũng là tất yếu nhất của nhà
văn. Súc tích, sinh động, truyền thần là yếu tố của ngôn ngữ tiểu thuyết.