cháo. Nhớ ninh chân giò lâu lâu một chút, xắt đu đủ vừa miếng thôi…”
“Mẹ…” “Xong xách cái siêu ra, hãm cho tao nồi nước xông.”
An tần ngần bấm bấm vào thứ đồ chơi.
Cuối cùng An nói, “Hay mẹ cho con về lại… trại cô nhi...”
Người phụ nữ mềm oặt người. Người thầy bói năm đó nói sau năm
năm không sinh được con nghĩa là cần phải trả nghiệp, nếu chị ta nhận nuôi
một đứa trẻ ắt đứa trẻ của chị ta sẽ đến. Quả nhiên An đã mang tới con số
may mắn. Chị ta nhận nuôi An vài tháng thì có bầu. Thời gian đó là thời
gian khó ở nhất của người phụ nữ. Rồi sau sinh nở, lại là một chu kỳ cáu
kỉnh khác. Con cái là thiên thần của người phụ nữ, chị ta ôm khư khư viên
ngọc quý báu của chị ta, nhưng điều đó không hiểu sao lại đồng nghĩa với
lý do chị ta cáu bẳn với An.
“Tao chưa thấy đứa trẻ nào lì như mày! Tao đã nói rồi, mày ở đây có
đầy đủ mọi thứ mà những đứa trẻ kia không có. Mày được đi học. Chúng
nó chỉ được học trong khuôn khổ cô nhi viện. Những mụ đàn bà cũ kĩ cổ hủ
dạy dỗ chúng. Những thứ học được đó không áp dụng được ở môi trường
bên ngoài. Mày về đấy được cái gì? Học ở hệ thống trường công mày sẽ có
cơ hội vào đại học, xin việc, và cả lấy chồng.” “Mẹ, nhưng con làm gì mẹ
cũng không hài lòng…”
Người đàn bà bất động.
Chị ta biết. Chị ta biết thứ An cần không phải là những món đồ, mà là
tình yêu thương. Chị ta đã thử. Khi nó mới bước chân vào ngôi nhà này, sau
chân chồng chị ta, ngập ngừng nép sau lưng chồng chị ta. Chị ta đon đả ra
đón nó. Chị đỡ tay hành lý, chị rót nước, chị ta giúp nó tắm giặt. Chị mua
sắm cho nó quần áo màu hồng, tự tay trang trí phòng nó màu hồng, bàn
ghế, chăn gối. Cả ánh mắt nữa. Một màu hồng trìu mến lắm. Nhưng nó đã
tám tuổi. Nó co ro lại trong ánh mắt lạ lẫm. Nó đáp lại mọi thương yêu của