thăm có thể tắm rửa, tẩy sạch bụi trần và tận hưởng sự sảng khoái, thư giãn
cùng với nước. Có một điều đặc biệt ở đây là nếu khách đến chơi qua đêm
thì họ sẽ ngủ trên những chiếc giường kê ở bên dưới mái cổng hay nói cụ
thể hơn là mái tạo thành cửa vào của lâu đài bởi khí hậu rất ấm và khô ráo.
Có rất nhiều người phục vụ trong mỗi lâu đài và phần lớn trong số họ là tù
binh bắt được trong chiến tranh. Tuy nhiên, họ được đối xử tử tế không
giống như những nô lệ vào thời chiếm hữu nô lệ và ngược lại họ cũng rất
thân thiện và trung thành với ông chủ. Các ông chủ không ngược đãi nô lệ
của mình nên vào thời bấy giờ không có hiện tượng nô lệ vùng lên đấu
tranh đòi quyền tự do. Thêm vào đó, thời này người ta không dùng tiền làm
phương tiện trung gian để trao đổi hàng hoá, mọi người dùng đồ vật để trả
cho đồ vật hoặc dùng vàng để trả cho chủ sở hữu của một món đồ nào đó
nếu bạn muốn có chúng. Người giàu có sở hữu rất nhiều cốc vàng, kiếm mạ
vàng hay vòng cổ, vòng tay bằng vàng.
Đức vua chính là vị chỉ huy tối cao trong chiến tranh và là người đàm phán
khi hoà bình được lập. Họ là những người sùng bái thần thánh, chính vì vậy
phong tục cúng tế thần linh xuất hiện từ rất lâu đời. Thường thì họ dùng gia
súc, gia cầm cúng thần linh sau đó làm thịt ăn, coi đây là những món ăn đã
được thần linh phù hộ. Trước mỗi một sự kiện dù nhỏ, họ cũng cầu khấn
thần linh, xin sự ủng hộ của các thần và đây là một đặc điểm tôn giáo mang
đậm màu sắc đặc trưng.
Mọi người ăn mặc rất đơn giản chứ không cầu kì như ngày nay. Thường thì
trang phục của họ chỉ là những chiếc áo, váy dài làm bằng len hoặc lụa trải
dài xuống kín chân, có thắt lưng ở quanh eo. Mặc quần áo ngắn hơn hay dài
hơn là tuỳ theo sở thích và lựa chọn của mỗi người. Trong trường hợp, mọi
người muốn mặc trang phục kín cổ, họ dùng trâm để cài, đó là những chiếc
trâm rất đẹp và có ghim đính. Trang phục này giống như những chiếc áo
choàng len mà những người sống ở vùng cao nguyên và vùng núi thường
mặc: những chiếc áo choàng dài có thắt lưng và trâm cài. Khi thời tiết trở