TỪ ẤP CHIẾN LƯỢC ĐẾN BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN, NHỮNG HỆ LUỴ LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Trang 5

Nam tại Huế - Thừa Thiên nói riêng và đồng bào Miền Nam nói chung với
cái chết của biết bao người thân trong gia đình, bạn hữu và các nhân vật
hành chánh, chánh trị, các tu sĩ tôn giáo ngoại quốc cũng như trong nước,
kể cả các giáo sư đại học người nước ngoài đến phục vụ tại Viện Đại Học
Huế. Tuy nhiên, đằng sau biến cố này là một số hệ lụy mang tính lịch sử
vẫn chưa thấy giới nghiên cứu sử học đề cập tới mặc dù chúng vẫn hiện
diện và nổi cộm lên thông qua biến cố này.
Bốn mươi năm qua, thời gian cũng đủ để cho một thành phố, như Huế
chẳng hạn, được hồi sinh nhưng đây cũng là dịp nhìn lại biến cố đó để tìm
hiểu những bài học lịch sử mà cho đến nay vẫn còn chứa nhiều bí ẩn chưa
biết được, đúng như nhận định của nhà nghiên cứu sử học Hồ Khang: "Tết
Mậu Thân vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Từ một mức độ nào đó, có
người sẽ nghĩ là họ đã có cái nhìn toàn diện về Tết Mậu Thân, nhưng ở một
góc độ khác, nhiều người sẽ vẫn không thể hiểu và giải thích được sự kiện
này." [1]
Tuy nhiên việc tìm hiểu biến cố tết Mậu Thân sẽ không được rõ ràng nếu
chúng ta không lược qua giai đoạn lịch sử trước đó, kể từ thời Đệ nhất
Cộng hòa, bởi vì di sản chính trị của giai đoạn đó nếu chỉ còn là những đổ
nát, vỡ vụn thì ít nhất nó cũng cho chúng ta biết phần nào mức độ thất bại
của chúng ta và đồng minh qua sự kiện lịch sử quan trọng này tức là biến
cố Tết Mậu Thân (1968).
1. Di sản tinh thần đổ nát của một chế độ chính trị
Cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, một cuộc
chiến mà ngay đến cái tên gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi [2],
sau Nghị quyết 15 năm 1959 của CSBV và đạo luật 10/59 của chế độ
VNCH đã được đánh dấu bởi những biến cố lịch sử quan trọng cần phải
được nhìn đến trước khi đi sâu vào nghiên cứu lại sự kiện Tết Mậu Thân.
Sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, ngày 20 tháng 7 năm 1954, chính
phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã phải lo định cư cho gần một triệu
người dân miền Bắc và miền Trung (bên kia vĩ tuyến 17) có cuộc sống an
cư lạc nghiệp tại miền Nam, rồi lấy lại chủ quyền từ tay người Pháp, ổn
định tình hình chính trị, xây dựng nền Cộng Hòa trên vùng đất đầy dấu tích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.