thức hệ tiến bộ. Ý Thức Hệ chúng tôi chủ trương là Ý Thức Hệ Nhân Vị.
Về Tư Tưởng Nhân Vị có nhiều thứ. Có thứ họ căn cứ vào một tín ngưỡng
hữu hình, một tín ngưỡng chắc chắn, căn bản. Có thứ lại nhuốm phần nào
vô thức... Ý thức hệ Nhân Vị chúng tôi chủ trương nó rất rộng rãi và không
cần phải đi sâu vào các đạo giáo. Tất cả các đạo giáo, tất cả các triết lý
khác, có thể cùng đi với chúng ta được trong ý thức hệ đó." [4]
Sau đây là một đoạn triển khai thêm do linh mục Bửu Dưỡng viết, trích từ
bản tóm tắt bài thuyết trình của ông về chủ nghĩa Nhân Vị: "Nhân là người.
Vị là thứ bậc. Nhân-Vị là tính cách con người sống đầy đủ con người theo
thứ bậc của mình, đối nội cũng như đối ngoại. Theo nghĩa đó, hai chữ
Nhân-Vị đầy đủ hơn chữ Personne Humaine của Pháp ngữ, vì hai chữ
Personne Humaine nhấn mạnh đến ý nghĩa của chữ nhân mà ít chú trọng
tới vị. Cần phải hiểu theo một ý nghĩa đầy đủ của cả hai chữ. Nhân là sống
đầy đủ con người. Vị là sống theo đúng thứ bậc của mình trong những
tương quan với người khác và vạn vật. Như vậy thì quan niệm về nhân-vị
tùy thuộc quan niệm về con người và quan niệm các tương quan." [5]
Nhìn thấy cái sắc bén của chủ nghĩa Nhân Vị của nền Đệ nhất Cộng Hòa,
một sử gia ngoại quốc, Robert Scigliano đưa ra nhận xét : "Chủ nghĩa Nhân
Vị nhấn mạnh đến sự điều hòa những ước vọng vật chất cũng như tinh thần
của cá nhân với các nhu cầu xã hội của cộng đồng và các nhu cầu chính trị
của quốc gia. Nó nhằm tìm kiếm một con đường trung dung giữa chủ nghĩa
cá nhân tư bản và chủ nghĩa tập thể mác-xít." [6]
Một nữ ký giả Hoa Kỳ, bà Suzanne Labin, vốn có rất nhiều mối liên hệ với
các viên chức của chế độ Miền Nam dưới thời Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, trong cuốn sách Vietnam, an eye-witness account, có trích lại bài viết
về chủ nghĩa Nhân Vị của bà Ngô Đình Nhu (đăng trên báo The Wanderer
ngày 4.6.1964) lúc bấy giờ đang sống lưu vong ở hải ngoại sau biến cố đảo
chính 1-11-1963.
Trong một bài báo nhan đề “Cần Lao Nhân Vị”, linh mục Nguyễn Phương,
nguyên giáo sư sử học tại Viện Đại Học Huế trước năm 1975, đã viết: "Đối
với những người tị nạn đã trưởng thành, cần lao nhân vị là những tiếng
quen biết. Cũng có lẽ vì quen biết quá nên không mấy ai lưu tâm đến ý