Tuy nhiên, vào lúc đó, tôi không hiểu được loại sổ sách đạo đức kiểu đó.
Tôi coi Sabra và Shatila như nỗi ô nhục của Israel và người Do Thái. Sau
đó, tôi sôi lên vì giận dữ – nỗi giận dữ mà tôi trút ra bằng bài báo được viết
với tất cả tinh hoa mà tôi có thể dồn lại được vào chính xác những gì đã xảy
ra ở các trại tị nạn đó. Thành quả là bài báo – hầu như tường thuật lại từng
giờ của cuộc thảm sát – được đăng đầy ắp bốn trang của tờ The New York
Times ngày 26 tháng Chín năm 1982; cuối cùng nó còn mang về cho tôi
giải Pulitzer cho báo chí quốc quốc tế nữa. Tôi đã làm việc ngày đêm cho
bài báo đó, chỉ ngủ giữa ca ngay bên chiếc máy chữ. Giờ tôi nhận ra, tôi đã
bị cuốn đi bởi hai luồng xung động mâu thuẫn. Một mặt tôi muốn nhằm
thẳng vào Begin và Sharon – để chứng tỏ rằng, vượt ra ngoài bóng tối của
nghi ngờ, rằng quân đội của họ có liên quan tới vụ thảm sát Beirut, với hy
vọng rằng có thể vạch trần họ. Lúc đó tôi đã suy nghĩ lầm lạc rằng chỉ có họ
là những thủ phạm chính thực sự. Còn mặt kia tôi cũng tìm kiếm các bằng
chứng ngoại phạm – thứ gì đó có thể chứng tỏ rằng Begin và Sharon vô tội,
điều chứng tỏ được rằng người Israel không thể biết điều gì đang xảy ra.
Mặc dù một nhà báo “khách quan” được cho là không cần những cảm xúc
như vậy, sự thật thì chúng đã khiến tôi trở thành một phóng viên tốt hơn.
Một tuần sau vụ thảm sát, người Israel cho phép tôi có cuộc phỏng vấn
duy nhất dành cho báo chí phương Tây với Thiếu tướng Amir Drori, tổng
chỉ huy lực lượng Israel ở Liban. Tôi lái xe đến Aley ở đông bắc Beirut, tới
thẳng sở chỉ huy của Israel đóng tại cung điện mùa hè của một thủ lĩnh
Kuwait. Cuộc phỏng vấn diễn ra quanh chiếc bàn hội nghị dài bằng gỗ,
Drori ngồi ở đầu bàn. Xung quanh chiếc bàn là các nhân viên, có cả Đại tá
Yaron, cũng như sĩ quan hộ tống tôi, Stuart Cohen, một người lính dự bị
Israel hiền lành đến từ Anh quốc. Tôi bắt gặp anh ta vào sớm hôm trèo lên
mái của tòa nhà chung cư Liban mà người Israel sử dụng như sở chỉ huy ở
phía ngoài Sabra và Shatila. Tôi thấy anh ta qua chiếc ống nhòm rẻ tiền của
mình – thứ mà lực lượng Israel chẳng còn sử dụng ở một nơi hùng mạnh
như ở đây – nó chỉ có thể cho ta nhìn rõ đến chừng mực nào đó với những
khoảng không gian mở nhất định trong các trại tị nạn, mà từ sạch sẽ biến
thành bẩn thỉu bởi những ngôi mộ tập thể được người Phalange sử dụng để