TỪ BEIRUT TỚI JERUSALEM - HÀNH TRÌNH “ĐI ĐỂ HIỂU” TRUNG ĐÔNG CỦA MỘT NGƯỜI MỸ - Trang 20

thường là tiếng khóc cho những người bị thua thiệt trong thế giới Hồi
giáo… đặc biệt là cho những người nghèo và bị tước đoạt tài sản.”

Quay trở lại những năm 1930 và 1940, những người Xuni ở Liban là lực

lượng tôn giáo lớn thứ hai sau phái Maron, thường là những người giàu có
nhất, đô thị nhất và được giáo dục tốt nhất trong quốc gia Hồi giáo. Những
người Shiite là nhóm đứng thứ ba, là những người sống ở những vùng nông
thôn, kinh tế kém phát triển hơn và giáo dục thấp hơn. Bất chấp sự khiên
cưỡng ban đầu của người Xuni và Shiite trong việc bị kéo vào một Liban
lớn mạnh hơn của phái Maron, rốt cuộc những người đứng đầu của hai phái
cũng tiến tới một thỏa thuận chính trị với phái Cơ đốc giáo vào năm 1943,
theo đó cho phép nền cộng hòa của người Liban độc lập với Pháp quốc.
Những người Hồi giáo chấp nhận từ bỏ những yêu cầu của mình về việc
thống nhất với Syria, trong khi phái Maron đồng ý cắt đứt mối quan hệ với
Pháp quốc và chấp nhận quan điểm rằng Liban sẽ trở thành một quốc gia
“A-rập”. Thỏa thuận bất thành văn này được coi là Hiệp ước Dân tộc, cũng
quy định rằng Tổng thống Liban luôn là một người Maron và hạ viện luôn
giữ tỷ lệ giữa người Cơ đốc giáo và người Hồi giáo là 6:5 để củng cố ưu thế
của Cơ đốc giáo, còn Thủ tướng Chính phủ sẽ phải là người Hồi giáo Xuni
và Chủ tịch Hạ nghị viện luôn là người Shiite để đảm bảo cơ cấu của quốc
gia Hồi giáo Ả rập.

Thỏa thuận này được duy trì chừng nào phái Maron và những giáo phái

Cơ đốc khác chiếm xấp xỉ 50% dân số. Nhưng đến những năm 1970, sự gia
tăng nhân khẩu nhanh chóng giữa những người Hồi giáo ở Liban đã khiến
Liban thay đổi tình thế. Những người Cơ đốc giáo thu hẹp lại xuống còn
nhỏ hơn 1/3 dân số trong khi những người Hồi giáo và Druse thì tăng lên
xấp xỉ 2/3 với những người Shiite, trở thành một nhóm thuần Hồi giáo lớn
nhất nước. Khi những người Hồi giáo yêu cầu những sửa đổi chính trị nhằm
cho họ một sự chia sẻ quyền lực lớn hơn qua việc củng cố vai trò của Thủ
tướng Chính phủ Hồi giáo thì phái Maron từ chối. Họ muốn Liban giữ
nguyên như thuở ban đầu hoặc là không còn gì cả. Để trợ giúp cho việc giữ
nguyên hiện trạng này, phái Maron thành lập những đội quân riêng. Đáng
chú ý nhất trong đội quân đó là lực lượng dân quân Phalange, ban đầu được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.