TỪ BEIRUT TỚI JERUSALEM - HÀNH TRÌNH “ĐI ĐỂ HIỂU” TRUNG ĐÔNG CỦA MỘT NGƯỜI MỸ - Trang 362

với tôi về căn hộ hộp diêm ở Kiryat Arba của ông ta là sơn ở hành lang đã
bị tróc ra trông mới gớm làm sao và những cái cây ở phía sân trước sao mà
cao thế. Những cây đó to đến khoảng hai mươi vòng năm tuổi và mảnh vụn
của lớp sơn rắc bụi tới tận cửa nhà ông ta như thể chế nhạo cuộc tranh cãi
của người Israel – và cả thế giới – về việc có nên để cho những người Do
Thái định cư ở Bờ Tây hay không. Waldman đã ở đây rất lâu rồi. Những
bức tường của ông ta nói lên điều đó. Những cái cây của ông ta nói lên điều
đó. Kinh thánh của ông ta nói rằng ông ta sẽ ở đây lâu hơn nữa.

Tôi mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc hỏi giáo sĩ Waldman là tại sao,

khi ông từ Mỹ quay trở lại Israel năm mười chín tuổi, ông không tới một
yeshiva dòng chính thống cực đoan thông thường nào đó, kiểu mà giáo sĩ
Schiller coi sóc, mà thay vào đó lại tới yeshiva Mercaz ha-Rav, được thành
lập từ năm 1924 bởi Abraham Isaac Kook, một giáo sĩ thần bí luôn tin
tưởng rằng việc trở lại vùng đất Israel của người Do Thái là đánh dấu cho
khởi đầu của một thời kỳ với người Do Thái, và sự cứu thế chung cục cho
toàn cầu– sự cứu rỗi cho một cuộc đời lầm lạc, và khai mở cho một thời đại
của hòa bình và công bằng hoàn hảo. Sau khi Israel chiếm đóng Bờ Tây
trong cuộc chiến năm 1967, những lời giáo huấn của giáo sĩ Kook và con
trai ông, giáo sĩ Zevi Judah Kook, được phong trào định cư của người Do
Thái, Gush Emunim kế thừa như những đường lối chỉ đạo về chính trị và
tinh thần.

“Khi tôi tới Mercaz ha-Rav năm 1956, ở đó chỉ có mười lăm cậu bé,”

Waldman nhớ lại. “Nó tọa lạc trong một ngôi nhà cũ, gần trung tâm
Jerusalem, gần ngay Quảng trường Zion. Tôi tới đó vì tôi biết rằng hệ tư
tưởng của nó chính là đường lối tôi mong muốn. Nó là yeshiva duy nhất
hiểu được rằng hiện tượng người Do Thái được thức tỉnh để quay trở về
Israel, thành lập các khu định cư và xây dựng vùng đất, chỉ là một phần của
việc giải quyết một cách mộ đạo cho việc khai mở tiến trình cứu thế.”

Ý ông là do sự cứu thế? Tôi nghĩ đó là một khái niệm của đạo Cơ đốc cơ

mà, tôi hỏi lại.

“Những người Cơ đốc giáo đã lấy ý tưởng về sự cứu thế của chúng tôi,”

giáo sĩ Waldman giải thích. “Tài liệu của chúng tôi nói rằng nó có nghĩa là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.