TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 268

tưởng một sự kiện, tôi phải nội tâm hóa sự kiện ấy ngay lúc nó diễn ra và
có được một ký ức về nó để sau này tôi có thể gợi nhớ lại nó; ký ức này
không được nội tâm hóa bằng sự hồi tưởng của tôi cho bằng được ngoại tại
hóa, được lôi ra từ ký ức của tôi. Vì thế Hegel xem Erinnerung là sự nội
tâm hóa một TRỰC QUAN cảm tính như một hình ảnh (Bild) chứ không
chủ yếu là sự hồi tưởng; hình ảnh được trừu xuất từ vị trí không-thời gian
cụ thể của trực quan và được mang lại một chỗ trong trí óc (là cái có không
gian và thời gian chủ quan của riêng nó). Nhưng hình ảnh thì phù du, và
trôi ra khỏi ý thức. Thế nên cần phải có trí tưởng tượng để làm sống lại hay
tái tạo hình ảnh ấy. Trí tưởng tượng lần lượt mang tính tái tạo, liên tưởng và
tác tạo hay sáng tạo (Phantasie).

Cho dù trí tượng tưởng có thể sáng tạo đến bao nhiêu, các hình ảnh

của nó vẫn là những hình ảnh về các đối tượng đã được trực quan. Việc
thoát khỏi trực quan và hình ảnh là nhiệm vụ của Gedächtnis. Hegel nối kết
điều này với TƯ TƯỞNG: quá khứ phân từ của denken (tư duy) là gedacht
(đã [từng] suy tưởng), thế nên Gedächtnis có hơi hướng của việc “đã từng
được suy tưởng”, dù đi trước bản thân tư tưởng (BKT III, §§465-8) trong
mô tả của Hegel, do đó, là ký ức-tư tưởng và, vì tư duy, theo Hegel, chứa
đựng NGÔN NGỮ, nên nó là ký ức bằng lời. Gedächtnis có ba giai đoạn:
(1) ký ức lưu giữ, tức lưu giữ các từ và nghĩa của chúng, cho phép ta nhận
ra và hiểu được các từ khi ta gặp chúng; (2) ký ức tái tạo, cho phép ta tùy ý
phát biểu các từ; và (3) ký ức cơ giới, tức việc ghi nhớ các từ mà không cần
quan tâm đến nghĩa của chúng, đây là điều Hegel xem là một sự chuẩn bị
thiết yếu cho tư duy. Khái niệm Erinnerung, với nghĩa là “nội tâm hóa” một
từ và nghĩa của từ ấy, liên tục ngự trị trong mô tả của Hegel về Gedächtnis.

Erinnerung được dùng xuyên suốt tư tưởng Hegel. Gedächtnis thì ít

quan trọng hơn; đôi chỗ nó thường không bị giới hạn vào ký ức bằng lời.
Trí tưởng tượng, xét như Phantasie, đóng một vai trò quan trọng trong triết
học NGHỆ THUẬT của Hegel, cũng như trong các lý thuyết mỹ học khác
ở thời ông, nhất là mỹ học Kant và Schelling. Hegel cũng xem nó như then

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.