TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 47

bức tranh chung về hệ thống của ông gồm các tác phẩm đã công bố. Đã ra
mắt được 21 tập, với nhiều nhà ấn hành khác nhau, trong quãng thời gian từ
1832 đến 1845.

Tuy nhiên, ngay lúc sinh thời, Hegel đã phải đón nhận nhiều sự phê

phán, và càng tăng nhanh sau khi ông mất. Đáng chú ý nhất trong số đó lại
là Schelling, đã phê phán quan niệm của Hegel về “Sự vận động của khái
niệm”, và cũng tự nhận rằng mình mới là người khai sinh ra phương pháp
được Hegel sử dụng. Vào năm 1841, Schelling được chính quyền Phổ mời
giảng dạy ở Berlin, với hy vọng sẽ có người làm đối trọng với sự cấp tiến
về thần học và chính trị của các nhà Hegel “trẻ”. Các bài giảng xoay quanh
“Triết học về sự khải thị”, và Schelling cho rằng Hegel (cũng giống như
Schelling thời trẻ) đã đề xướng một nền Triết học “phủ định/tiêu cực”, chỉ
quan tâm đến khả thể về mặt khái niệm (“cái là gì”/das Was/Anh: “the
what”) của sự vật. Schelling đề nghị cần phải bổ sung cho điều này bằng
một nền Triết học “khẳng định, tích cực”, vạch rõ “sự hiện hữu” (Existenz)
hay “cái rằng là” (das Dass/Anh: “the that”) của sự vật. Cử tọa nghe
Schelling gồm cả Engels, Bakunin, Burckhardt, Savigny, Ranke và
Kierkegaard. Nhưng, loạt bài giảng đã không thành công và cử tọa của
Schelling ngày càng mỏng dần, bỏ rơi ông trong tuổi già cay đắng cho đến

khi ông mất vào năm 1854

[21]

.

“Chủ nghĩa” hay “trường phái” Hegel sớm đánh mất vị trí ở các đại

học Đức một phần vì bị phê phán ngày càng nhiều, phần khác vì yêu sách
công khai của ông hướng đến tính toàn thể và chung cuộc của nó dường
như bị xói mòn bởi sự lớn mạnh nhanh chóng của các khoa học thường
nghiệm, nhất là các ngành khoa học tự nhiên, và phần khác nữa vì chủ
nghĩa cấp tiến đang gia tăng trong số những đại biểu giàu tài năng nhất như
Feuerbach và Marx, khiến hai người không được giữ các chức vụ trong đại
học. Những người theo Hegel cũng sớm rơi vào chỗ bất đồng về di sản đầy
tham vọng của ông, và phân chia thành phái Hegel “già” hay “cánh hữu”
(Göschel, v.v.), phái “giữa” (Rosenkranz, Erdmann, v.v.) và phái “trẻ” hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.