TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 5

TỪ ĐIỂN ĐỂ... HỌC!

Thông thường, các bộ Từ điển dày cộp được trưng bày trịnh trọng trên

giá sách, nhưng lại chịu số phận khá hẩm hiu: để thời gian phủ bụi và hiếm
khi được sử dụng! Trừ một số ít Từ điển nhật dụng, các sách công cụ năm
thì mười họa mới được ta để mắt đến khi thật sự thấy cần phải tra cứu. Đó
là chưa nói đến hạn chế hiển nhiên của loại sách công cụ đặc biệt này, như
nhận xét của Jarod Kintz: “Định nghĩa của tôi về “từ điển” thì không thể
tìm thấy trong Từ điển. Từ điển - một ngục tù ngôn ngữ, giam giữ từ ngữ
trong những phòng giam chật chội, hiếm có cơ hội được cất lên tiếng nói”
hay như của Jorge Luis Borges: “Từ điển dựa trên giả thuyết - không được
kiểm chứng - rằng ngôn ngữ chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa!”

Từ điển Triết học, một lĩnh vực khá đặc thù, còn có thêm một nhược

điểm: dù được biên soạn bởi một hay nhiều chuyên gia có thẩm quyền, nó
khó hoàn toàn tránh khỏi sự thiên lệch, có thể từ nhãn quan, lập trường hay
truyền thống Triết học riêng biệt của soạn giả, ảnh hưởng ít nhiều đến cách
đọc, cách hiểu, cách trình bày và đánh giá về các triết gia, trường phái hay
bộ môn được biên soạn. Chọn được những bộ Từ điển Triết học tương đối
tránh được các nhược điểm nói trên là việc khó khăn và ít nhiều may mắn.

Bộ Từ điển các triết gia của nhà Blackwell (The Blackwell

Philosopher Dictionaries) (với bản dịch tập đầu tiên: TỪ ĐIỂN TRIẾT
HỌC KANT
do Howard Caygill biên soạn đã ra mắt, NXB Tri thức và
Công ty sách Phương Nam, 2014) có ưu điểm là luôn cố gắng giữ thái độ
khách quan, trung lập trong trình bày, nhận định. Đặc điểm đáng quý khác
của bộ Từ điển này là giúp ta có cách nhìn khác, cách tiếp cận khác đối với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.