TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 603

Dẫu vậy, bước tiến lên của TỰ-Ý-THỨC không kết thúc ở đó. Hegel

tiếp tục tiến hành một nghiên cứu về lý tính, tức về sự hợp nhất của ý thức
(nhận thức về một đối tượng được xem là khác với ta) với TỰ-Ý-THỨC
(nhận thức về bản thân ta như là khác với đối tượng): lý tính xem những sự
QUY ĐỊNH của tự ngã như cũng thuộc về đối tượng. Trong thực tế, Tự ý
thức vừa tiến lên xuyên qua LỊCH SỬ, vừa xuyên qua chính HỆ THỐNG
của Hegel, một hệ thống mà theo quan niệm của Hegel là cực điểm của
TỰ-Ý-THỨC của con người.

Nghiên cứu của Hegel về TỰ-Ý-THỨC có ba đặc điểm đáng chú ý.

Một là, TỰ-Ý-THỨC không phải là một vấn đề “tất cả-hoặc-không gì cả”,
mà tiến lên thông qua những giai đoạn ngày càng thích đáng hơn. Hai là,
nó thiết yếu là liên-cá-nhân và đòi hỏi sự công nhận lẫn nhau của các thực
thể TỰ-Ý-THỨC: nó là “cái Tôi mà là cái Chúng Ta, và cái Chúng Ta mà
là một cái Tôi” (HTHTT IV). Ba là, nó có tính thực tiễn cũng như có tính
nhận thức: việc tìm thấy chính mình nơi cái khác, sự tiêu hóa cái khác xa
lạ, vốn nằm trong diễn trình tiến lên của TỰ-Ý-THỨC, bao hàm việc xác
lập và vận hành các định chế xã hội, cũng như xác lập và vận hành sự
nghiên cứu khoa học và triết học. Những yếu tố của các đặc điểm này đã
xuất hiện nơi những người đi trước ông, nhất là ở Schelling, dù vậy quan
niệm của Hegel xét như một toàn bộ, về thực chất, lại là độc sáng.

Hoàng Phú Phương dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.