Hai nghiên cứu chính của Hegel về ý thức và TỰ-Ý-THỨC xuất hiện
trong HTHTT, IV.A và BKT III §§413. Trong cả hai văn bản ấy, nghiên cứu
về ý thức đi trước nghiên cứu về TỰ-Ý-THỨC và LÝ TÍNH (Vernunft).
(Bewusstsein còn được dùng theo một nghĩa rộng hơn, bao gồm cả TỰ-Ý-
THỨC và lý tính, và cả ý thức “xét như ý thức” như nhan đề chung cho
phần thứ I của HTHTT). Trong BKT III, chứ không phải trong HTHTT,
nghiên cứu về ý thức lại đi sau phần mô tả về linh hồn (Seele), tức cái có ý
thức, trong giai đoạn cao hơn của nó, về những trạng thái cảm tính của
chính nó, chứ không phải về những đối tượng khác với nó. Bởi vì ý thức,
về bản chất, là bao hàm một đối tượng khác với mình, nó là sự “XUẤT
HIỆN RA” (erscheinend, nghĩa là không phải “ảo tượng” mà là “tự thể hiện
mình ra trong một cái khác, và vì thế phụ thuộc vào một cái khác”), vừa
tương phản với linh hồn, là cái vẫn chưa đạt được một đối tượng, vừa
tương phản với lý tính và tinh thần, là cái đã loại bỏ tính khác của đối
tượng. Trong cả hai văn bản, ý thức lần lượt mang ba hình thức hay “hình
thái” (Gestalten): sự XÁC TÍN CẢM TÍNH hay ý thức cảm tính (nhận thức
trực tiếp về những cái cảm tính, được xem đơn giản như những cái cá biệt
được quy chiếu đến hay được chỉ đến); TRI GIÁC (nhận thức được trung
giới về những cái cảm tính như những SỰ VẬT có các thuộc tính); và
GIÁC TÍNH (nhận thức về sự vật như những sự biểu hiện của các Lực và
như những hiện tượng - Erscheinung - bị chi phối bởi các QUY LUẬT).
Hegel không đưa ra cam kết nào về việc bảo rằng hoặc các đối tượng
tạo ra ý thức hoặc ý thức tạo ra các đối tượng của nó. Những thuật ngữ này
là có tính đối ứng. Vì thế, ý thức không phải là một môi trường thuần nhất
mãi mãi không biến đổi trong khi đối tượng của nó biến đổi: tính chất của ý
thức cũng biến đổi cùng với tính chất của đối tượng của nó. Một hình thái ý
thức vẫn chưa phải là TỰ-Ý-THỨC, nhưng nó ý thức về chính mình, cũng
như về đối tượng của chính mình: ý thức về sự không tương ứng giữa nó và
đối tượng sẽ làm cho nó tiến lên một hình thái mới, đối tượng của ý thức
[trong hình thái mới này] chính là hình thái ý thức trước đó. Chẳng hạn, ý
thức cảm tính sử dụng những thuật ngữ PHỔ BIẾN như “cái Này” để biểu