thị những đối tượng được cho là cá biệt; những cái phổ biến ấy trở thành
những đặc tính được cho là phổ biến của sự vật, tức trở thành đối tượng của
tri giác [tức của một hình thái cao hơn của ý thức]. Dù vậy, không hình thái
ý thức nào biết được rằng đây là cách thức nó tiến lên; chỉ có “chúng ta” -
các triết gia - mới biết được điều ấy. (Trong HTKH, Fichte cũng phân biệt
giữa nhận thức của ta và nhận thức của cái Tôi ở giai đoạn đang xét.
Fichte, giống Hegel, muốn lần theo sự phát triển của cái Tôi cho đến khi
nhận thức của nó trùng hợp với nhận thức của ta).
Bước tiến lên đến TỰ-Ý-THỨC xuất hiện khi ý thức, xét như là giác
tính, sử dụng những khái niệm nằm trong một “sự phân biệt không có sự
phân biệt nào cả” (như những cực đối lập của một nam châm hay điện): nó
vừa thấy rằng BẢN CHẤT bên trong của các sự vật, được khái niệm hóa
bằng một sự phân biệt đang tiêu biến đi, là sản phẩm của chính nó, vừa
thấy rằng khái niệm về một sự phân biệt như thế là có thể áp dụng vào cho
mối quan hệ của bản thân nó với đối tượng của nó. Điều này mang lại hình
thức đơn giản nhất của TỰ-Ý-THỨC: cái Tôi ý thức về chính mình, tức với
tư cách là cái Tôi. Nhưng giai đoạn này của TỰ-Ý-THỨC là vẫn còn khiếm
khuyết, bởi lẽ trong sự tương phản với thế giới bên ngoài, cái Tôi TỰ-Ý-
THỨC là mỏng manh và đang tiêu biến đi. Vì thế, qua một chuỗi những
mánh lới [manoeuvre], nó nỗ lực loại bỏ tính khác xa lạ của những đối
tượng bên ngoài và đạt được nội dung khách quan cho chính mình. Những
mánh lới này có nhiều tính thực hành hơn là nhận thức: sự ham muốn (một
tiến trình không ngừng của việc tiêu dùng những đối tượng cảm tính); cuộc
đấu tranh giành sự CÔNG NHẬN bởi TỰ-Ý-THỨC khác và sự làm Nô của
kẻ chiến bại trước kẻ chiến thắng; và trong HTHTT, sự khinh thị thế giới
bên ngoài (thuyết khắc kỷ), sự phủ nhận sự hiện hữu của thế giới bên ngoài
(thuyết hoài nghi), và sự phóng chiếu những đặc tính bản chất của chính
mình và thế giới vào trong một lĩnh vực siêu việt (ý thức bất hạnh), nhưng,
trong BKT III, [đó là] bước tiến lên đến TỰ-Ý-THỨC phổ biến, sự công
nhận lẫn nhau của những cá nhân TỰ-Ý-THỨC hay tự giác cùng sống
chung trong một cộng đồng đạo đức.