biến một cái gì đó thành có tính ideell. Ý niệm là một tiến trình liên tục của
việc ý thể hóa hay làm cho sự vật trở thành ý thể, hơn là một kết quả tĩnh
tại. Cho nên cái Tôi hay tâm trí/tinh thần cá nhân, trong những cuộc chạm
trán về lý thuyết và thực hành với thế giới khách quan, làm cho thế giới
khách quan trở nên mang tính ý thể. Thậm chí trong trường hợp của một
sinh thể, thì linh hồn hay khái niệm phải hoạt động liên tục để biến hay giải
thể các bộ phận của nó thành ideell; tạo vật sẽ chết nếu hoạt động này
ngưng lại. Điều này minh họa niềm tin của Hegel rằng thế giới này và các
bộ phận quan trọng bên trong nó, nhất là loài người, nằm trong (hay đơn
giản là) sự căng bức và hoạt động không ngừng nghỉ, một niềm tin quay trở
về lại với Heraclitus, nhưng lại trường tồn trong thuyết Plato-mới.
Bùi Văn Nam Sơn dịch
Ý
thức
và
TỰ-Ý-THỨC
[Đức:
Bewusstsein
und
Selbstbewusstsein; Anh: consciousness and self-consciousness]
Tính từ/trạng từ tiếng Đức bewusst, một thuật ngữ trong Triết học và
Tâm lý học từ thế kỷ XVIII, có nghĩa là “có ý thức”. Nó thường được dùng
để phân biệt những trạng thái và những sự kiện tinh thần có ý thức với
những trạng thái và những sự kiện tinh thần không có ý thức, nhưng trong
triết học, nó chủ yếu biểu thị ý thức có ý hướng hay ý thức về một đối
tượng (Gegenstand). Bewusstsein (“ý thức”, nghĩa đen là “tồn tại có ý
thức” = Bewuβtsein) là chữ do Wolff đặt ra khi dịch chữ conscientia của
tiếng La-tinh, và có ý dùng thay cho Apperzeption [Thông giác] của
Leibniz, tuy vậy Kant vẫn sử dụng Apperzeption song song với
Bewusstsein. Kant và Hegel sử dụng das Bewusstsein không chỉ để biểu thị
ý thức của một chủ thể mà còn biểu thị bản thân CHỦ THỂ có ý thức,
tương phản với đối tượng mà chủ thể ấy ý thức.
Việc thêm vào đại từ phản thân selbst (tự, mình) đã mang lại tính từ
selbstbewusst và danh từ Selbstbewusstsein, biểu thị ý thức, nhận thức hay