BỘ của cái mà nó là một bộ phận: chẳng hạn, một chi đã tách rời khỏi cơ
thể không thể sống sót như một cơ quan đang hoạt động.
Hegel thường đánh đồng cái ideell với cái gì được thải hồi: thực tại và
các bộ phận của nó được thải hồi bởi khái niệm. Hegel cũng liên kết nó
(ideell) với sự VÔ HẠN: các bộ phận HỮU HẠN của thực tại được thải hồi
thành cái toàn bộ tự túc tự mãn được thấm đẫm bởi khái niệm. Quan niệm
về ideell này áp dụng vào mọi vật minh họa cho ý niệm: thế giới xét như
cái toàn bộ, các giai đoạn lớn của thế giới chẳng hạn như ý niệm lô-gíc, và
các đơn vị hay thành tố bên trong thế giới chẳng hạn như SỰ SỐNG, TINH
THẦN cá nhân và nhà nước. Ideell là khái niệm trung tâm trong thuyết duy
tâm của Hegel. (Đôi khi Hegel sử dụng ideell theo một nghĩa mà không có
mối quan hệ rõ ràng với nghĩa của chữ Idee của ông: chẳng hạn, không gian
và thời gian là có tính ideell, tương phản với các vật thể, bởi không gian và
thời gian thiếu tính cứng chắc của vật thể, mặc dù không phải vì thế mà
không hiện hữu hay đơn thuần có tính chủ quan).
4. Trong triết học, Idealität là đặc điểm của việc có tính ý thể (ideal),
nhưng theo nghĩa là tương phản với “thực tồn” và “thực tại”, chứ không
theo nghĩa là “mẫu mực”, “lý tưởng”. Do đó đối với Kant, khi tin rằng sự
hiện hữu của các đối tượng bên ngoài là đáng ngờ tức là quy tính Idealität
cho chúng và lập nên (một loại hình của) thuyết duy tâm về chúng. Kant
quy “Idealität (tính ý thể) siêu nghiệm” cho không gian và thời gian, và ủng
hộ một thuyết duy tâm siêu nghiệm về chúng. Đối với Hegel, Idealität là
đặc điểm của việc có tính chất ideell, thường theo nghĩa được Hegel ưa
thích, và việc quy tính ý thể cho một loại thực thể thiết lập nên thuyết duy
tâm về nó.
5. Hegel đôi khi sử dụng động từ idealisieren hay danh từ
Idealisierung (“việc ý thể hóa”), và thường sử dụng khái niệm này mà
không cần sử dụng chữ này. Nó không có nghĩa thông thường của việc xem
hay coi điều gì đó là lý tưởng hay mẫu mực [“lý tưởng hóa”], mà có nghĩa