nhận hay những việc chúng ta đã từng làm - những điều tốt và xấu, những
niềm vui và nỗi đau. Tất cả đều được lưu trữ trong tiềm thức. Chúng ta
cũng có thể tìm được trong ngân hàng ký ức khổng lồ này những niềm tin,
quan điểm và truyền thống văn hóa của mình.
Hình ảnh cái cây như hình bên là một minh họa tiêu biểu cho tiến trình này.
Chúng ta có thể nhìn thấy thân cây, cành cây và lá cây, nhưng không nhìn
thấy được rễ cây; mặc dù rễ cây chính là nguồn đảm bảo chất dinh dưỡng,
sự sinh trưởng cũng như sự vững chãi và sức sống cho cây. Rễ cây ăn sâu
vào lòng đất, lan tỏa hệt như những cành cây vươn lên trời cao. Cái cây là
minh họa điển hình cho hầu hết các dạng tiến trình phát triển diễn ra khắp
nơi trong tự nhiên, bao gồm cả thế giới nội tâm của mỗi chúng ta.
Sự sống của mỗi cái cây là sự hợp nhất độc đáo của nhiều yếu tố khác
nhau, một số chất dinh dưỡng được hút từ rễ cây, một số khác lại được hấp
thu từ lá cây và thân cây. Hệt như vậy, nội dung của ý thức chúng ta cũng là
sản phẩm của ba thành phần cốt lõi sau:
* Ký ức được lưu trữ ở phần tiềm thức - rễ cây.
* Tác nhân kích thích từ các cơ quan giác quan - lá cây.
* Kiến thức và khả năng phản ánh từ khu vực cao hơn của ý thức - đó là
cách thức riêng biệt do mỗi cá nhân tự tổ chức và xử lý thông tin.
Những phần nhìn thấy được của cái cây tiêu biểu cho những phẩm chất bên
ngoài của chúng ta: diện mạo, hành vi, tính cách... Không phải lúc nào con
người cũng bộc lộ hết những gì bên trong, vì thế chúng ta cũng có thể bị bất
ngờ, thậm chí nản lòng với các hành vi cư xử trái với những gì chúng ta
từng biết ở một người nào đó. Nếu muốn là chính mình và giao tiếp được
với người khác, chúng ta cần hiểu rõ tất cả những điều trên. Không nhất
thiết phải hiểu quá kỹ càng mà chỉ cần ý thức rằng ẩn bên dưới những hành
vi kiềm chế còn có một nền tảng gồm những niềm tin sâu sắc, những giá
trị, hoàn cảnh và rất nhiều tố chất tích cực bẩm sinh khác.
Chiếc cầu thang của lòng bao dung
- Lòng bao dung không chỉ có nghĩa là cho đi mà còn hơn thế nữa. Nó còn