TỰ HỌC SỬ DỤNG LINUX - Trang 16

1.1 Thế nào là HĐH nói chung và Linux nói riêng

7

(bao gồm cả Microsoft Windows) chuyển lên đĩa tất cả nội dung của bộ nhớ
thuộc về những ứng dụng không làm việc tại thời điểm hiện thời (tức là

TẤT

CẢ

các trang bộ nhớ thuộc về ứng dụng sẽ được lưu lên đĩa khi không đủ bộ

nhớ) và như vậy kém hiệu quả hơn.

5. Nạp môđun thực hiện “theo yêu cầu”

Nhân Linux hỗ trợ việc cung cấp các trang bộ nhớ theo yêu cầu, khi này
chỉ phần mã cần thiết của chương trình mới nằm trong bộ nhớ, còn những
phần mã không sử dụng tại thời điểm hiện tại thì nằm lại trên đĩa.

6. Cùng sử dụng chương trình

Nếu cần chạy một lúc nhiều bản sao của cùng một ứng dụng nào đó

6

, thì

Linux chỉ nạp vào bộ nhớ một bản sao của mã chương trình và tất cả các
tiến trình giống nhau cùng sử dụng một mã này.

7. Thư viện chung

Thư viện – bộ các quá trình (thao tác) được chương trình dùng để làm
việc với dữ liệu. Có một số thư viện tiêu chuẩn được dùng cùng lúc cho vài
tiến trình. Trên các hệ thống cũ những thư viện đó nằm trong mỗi tập tin
chương trình, và thực hiện cùng lúc những chương trình này dẫn đến hao
hụt bộ nhớ không đáng có. Trên các hệ thống mới (bao gồm Linux) có hỗ trợ
làm việc với các thư viện động (dynamic) và tĩnh (static) được chia ra, và
như vậy cho phép giảm kích thước bộ nhớ bị ứng dụng chiếm.

8. Bộ đệm động của đĩa

Bộ đệm của đĩa đó là một phần bộ nhớ của hệ thống dùng làm nơi lưu

những dữ liệu thường dùng của đĩa, nhờ đó nâng cao rất nhiều tốc độ truy
cập tới những chương trình và tiến trình thường dùng. Người dùng MS-
DOS sẽ nhớ đến chương trình SmartDrive, chương trình này dự trữ một
phần bộ nhớ có kích thước xác định để làm bộ đệm cho đĩa. Linux sử dụng
hệ thống đệm linh động hơn: bộ nhớ được dự trữ cho đệm được tăng lên khi
bộ nhớ không được sử dụng, và sẽ giảm xuống khi hệ thống hay tiến trình
cần nhiều bộ nhớ hơn.

9. 100% tương ứng với tiêu chuẩn POSIX 1003.1. Hỗ trợ một phần các

khả năng của System V và BSD
POSIX 1003.1 (Portable Operating System Interface – giao diện của hệ
điều hành lưu động) đưa ra giao diện tiêu chuẩn cho các hệ thống Unix, đó
là một bộ các thủ tục ngôn ngữ C. Ngày nay giao diện này được tất cả các
hệ điều hành mới hỗ trợ. Microsoft Windows NT cũng hỗ trợ POSIX 1003.1.
Linux 100% tương ứng với tiêu chuẩn POSIX 1003.1. Thêm vào đó Linux
còn hỗ trợ các khả năng của System V và BSD để tăng tính tương thích.

10. System V IPC

Linux sử dụng công nghệ IPC (InterProcess Communication) để trao đổi
thông tin giữa các tiến trình, để sử dụng tín hiệu và bộ nhớ chung.

6

hoặc một người dùng chạy vài tiến trình giống nhau, hoặc nhiều người dùng chạy cùng một chương trình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.