TỰ HỌC SỬ DỤNG LINUX - Trang 15

6

HĐH Linux: lịch sử và các bản phân phối

Tuy nhiên bây giờ xin quay lại với lịch sử của Linux. Cần nói rằng Linus

Torvalds chỉ phát triển phần

nhân (kernel) của hệ điều hành. Nhân này “đậu”

đúng vào miền “đất lành”, vì trong dự án GNU đã phát triển số lượng lớn các
tiện ích khác nhau. Nhưng để chuyển GNU thành một HĐH hoàn chỉnh thì chỉ
còn thiếu nhân. Dự án GNU cũng đã bắt đầu phát triển nhân cho riêng mình
(được gọi là Hurd), nhưng vì lý do nào đó đã bị chậm lại. Vì thế sự xuất hiện của
nhân Linux là rất đúng lúc. Nó đồng nghĩa với việc ra đời của một hệ điều hành
mới tự do phân phối cùng với mã nguồn mở. Stallman tất nhiên đã đúng khi đòi
hỏi hệ điều hành Linux phải được gọi là GNU/Linux. Nhưng đã thành lệ người
dùng thường sử dụng tên gọi của nhân làm tên gọi của hệ điều hành, và chúng
ta cũng làm như vậy trong cuốn sách này.

1.1.3

Đặc điểm chính của HĐH Linux

Do mã nguồn Linux phân phối tự do và miễn phí, nên ngay từ đầu đã có rất
nhiều nhà lập trình tham gia vào quá trình phát triển hệ thống. Nhờ đó đến thời
điểm hiện nay Linux là hệ điều hành hiện đại, bền vững và phát triển nhanh
nhất, hỗ trợ các công nghệ mới gần như ngay lập tức. Linux có tất cả các khả
năng, đặc trưng cho các hệ điều hành đầy đủ tính năng dòng UNIX. Xin đưa ra
đây danh sách ngắn gọn những khả năng này.

1. Nhiều tiến trình thật sự

Tất cả các tiến trình là độc lập, không một tiến trình nào được cản trở công
việc của tiến trình khác. Để làm được điều này nhân thực hiện chế độ phân
chia thời gian của bộ xử lý trung tâm, lần lượt chia cho mỗi tiến trình một
khoảng thời gian thực hiện. Cách này hoàn toàn khác với chế độ “nhiều tiến
trình đẩy nha” được thực hiện trong Windows 95, khi một tiến trình phải
nhường bộ xử lý cho các tiến trình khác (và có thể làm chậm trễ rất lâu việc
thực hiện).

2. Truy cập nhiều người dùng

Linux không chỉ là HĐH nhiều tiến trình, Linux hỗ trợ khả năng nhiều
người dùng làm việc cùng lúc. Khi này Linux có thể cung cấp tất cả các tài
nguyên hệ thống cho người dùng làm việc qua các terminal ở xa khác nhau.

3. Swap bộ nhớ lên đĩa

Swap bộ nhớ cho phép làm việc với Linux khi dung lượng bộ nhớ có hạn.
Nội dung của một số phần (trang) bộ nhớ được ghi lên vùng đĩa cứng xác
định từ trước. Vùng đĩa cứng này được coi là bộ nhớ phụ thêm vào. Việc này
có làm giảm tốc độ làm việc, nhưng cho phép chạy các chương trình cần bộ
nhớ dung lượng lớn mà thực tế không có trên máy tính.

4. Tổ chức bộ nhớ theo trang

Hệ thống bộ nhớ Linux được tổ chức ở dạng các trang với dung lượng 4K.
Nếu bộ nhớ đầy, thì HĐH sẽ tìm những trang bộ nhớ đã lâu không được sử
dụng để chuyển chúng từ bộ nhớ lên đĩa cứng. Nếu có trang nào đó trong
số những trang này lại trở thành cần thiết, thì Linux sẽ phục hồi chúng từ
đĩa cứng (vào bộ nhớ). Một số hệ thống Unix cũ và một số hệ thống hiện đại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.