TỰ HỌC SỬ DỤNG LINUX - Trang 58

3.4 Soạn thảo dòng lệnh. Lịch sử lệnh

49

thời (hay nói không đúng là “hệ thống”) sẽ chạy một shell mới mà khi vào trong
đó bạn sẽ chạy tất cả các lệnh với quyền của root. Tất nhiên là để có quyền này
bạn cần nhập mật khẩu của root vào dòng yêu cầu hiện ra (Password:). Sau
khi thực hiện xong các công việc quản trị hệ thống, hãy thoát khỏi hệ vỏ và bạn
sẽ trở thành người dùng bình thường với những quyền của mình.

Bằng cách tương tự như vào hệ thống dưới tên root ở trên, còn có thể vào hệ

thống dưới tên một người dùng bất kỳ mà bạn biết mật khẩu

3

(nói cách khác là

“chạy một hệ vỏ shell mới dưới tên người dùng khác”). Nhưng cần chỉ ra tên
của người dùng này trên dòng lệnh, ví dụ:

[user]$ su nhimlui

Câu lệnh su trước không kèm theo tên nào, theo mặc định sẽ đặt tên người

dùng cao cấp root vào.

Nhưng trong HĐH Linux còn có thêm một khả năng chuyển tạm thời vào

tài khoản của người dùng root để thực hiện các chức năng quản trị. Hãy nhớ
rằng Linux là hệ thống nhiều người dùng, trên hệ thống có thể làm việc cùng lúc
nhiều người dùng. Vì thế có thể làm việc dưới tên người dùng root trên terminal
ảo thứ nhất, còn trên terminal ảo thứ hai – dưới tên người dùng bình thường.
Những công việc thường ngày (soạn thảo văn bản, đọc thư,. . . ) bạn có thể thực
hiện bằng tài khoản bình thường, còn khi cần thực hiện các công việc quản trị,
bạn sẽ dùng tài khoản người dùng cao cấp (root). Để thực hiện lựa chọn này bạn
chỉ cần nhấn <Ctrl>+<Alt>+<F1> và sẽ có ngay quyền của nhà quản trị. Sau
khi làm xong những thao tác mà chỉ có người dùng cao cấp mới có thể làm, hãy
quay lại tài khoản của người dùng bình thường ngay lập tức bằng tổ hợp phím
<Ctrl>+<Alt>+<F2>. Như vậy bạn đọc sẽ không có nguy cơ làm hỏng hệ thống
khi còn chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng Linux.

3.4

Soạn thảo dòng lệnh. Lịch sử lệnh

Trong những phần trước tác giả đã đề nghị bạn đọc thực hiện một vài lệnh của
HĐH Linux. Tác giả cho rằng nếu trong quá trình nhập lệnh có xảy ra lỗi thì
bạn có thể đoán được cách sửa chúng. Nhưng dù sao cũng có ích nếu đưa ra danh
sách ngắn gọn những câu lệnh (hay nói đúng hơn là phím và tổ hợp phím) dùng
để soạn thảo dòng lệnh, cũng như gây ảnh hưởng đến cách làm việc của shell
bằng bàn phím (bảng

3.2

, chúng ta sẽ nói về chuột ở một phần riêng).

Ghi chú: Nếu bạn làm việc trong chương trình Midnight Commander, thì có thể

sẽ không thể sử dụng những phím như <→>, <←>, <Home>, <End>, <Del> để làm các
công việc như bảng trên, vì chúng được Midnight Commander dùng để di chuyển dòng
chiếu sáng trong bảng

4

hiện thời. Nhưng một số tổ hợp phím dùng với <Ctrl> và <Esc>

thì vẫn dùng được bình thường.

Danh sách những câu lệnh (tổ hợp phím) có thể dùng không chỉ giới hạn trong

phạm vi bảng

3.2

, nhưng chúng ta chỉ xem xét những câu lệnh đơn giản và cần

thiết trong lần làm quen đầu tiên với Linux này. Để có thêm thông tin hãy sử
dụng câu lệnh man bash hoặc info bash.

3

Người dùng root không cần phải biết mật khẩu để làm việc này.

4

panel

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.