TỰ HỌC SỬ DỤNG LINUX - Trang 57

48

Khởi động Linux lần đầu

dấu mời đăng nhập (login:) mà bạn đọc đã thấy. Cũng có thể dừng phiên làm
việc bằng một trong hai câu lệnh logout hoặc exit.

Bây giờ khi đã biết cách bằng đầu và kết thúc phiên làm việc trên hệ thống,

xin bạn hãy thực hiện những lời khuyên ở trên, tức là vào hệ thống dưới tên người
dùng bình thường (không có quyền cao “cấp” của người dùng root). Hãy đóng tất
cả những phiên làm việc mà root mở ra, rồi vào hệ thống dưới tên người dùng
mới tạo ra.

Còn bây giờ cần nói vài dòng về hệ vỏ. Hệ vỏ hay shell (từ này thường không

dịch mà để nguyên tiếng Anh) là chương trình thực hiện việc giao tiếp của hệ
thống với người dùng. Chính shell nhận tất cả những câu lệnh mà người dùng
nhập vào từ bàn phím và tổ chức việc thực hiện những câu lệnh này. vì thế shell
còn có thể gọi là bộ xử lý lệnh (thuật ngữ quen thuộc đối với người dùng DOS).
Nói một cách chặt chẽ thì câu “hệ thống hiển thị dấu nhắc” là không đúng, vì
dấu nhắc này là do shell đưa ra để đợi người dùng nhập vào câu lệnh tiếp theo.
Mỗi lần người dùng nào đó vào hệ thống, câu lệnh login sẽ chạy cho người dùng
này một bộ xử lý lệnh – shell. Nếu bạn đọc đăng nhập vào hệ thống từ terminal
thứ hai dưới tên người dùng nhimlui (hoặc dưới tên người dùng bạn đã chọn),
thì hãy chú ý đến sự khác nhau trong dấu nhắc của hai người dùng root và
nhimlui

. Dấu nhắc của người dùng root có ký tự # ở cuối, dấu nhắc của tất cả

những người dùng còn lại – ký tự $.

Không chỉ duy nhất lệnh login có khả năng chạy shell. Bạn chỉ cần nhập

vào lệnh bash (đây cũng là tên của chương trình hệ vỏ trên phần lớn các hệ
thống Linux) và như vậy là đã chạy một shell mới. Khi thoát khỏi hệ vỏ mới
này (bằng câu lệnh exit hoặc tổ hợp phím <Ctrl>+<D>), bạn sẽ quay lại hệ vỏ
ban đầu (hệ vỏ mà từ đó bạn đã chạy lệnh bash).

Hệ vỏ bash không chỉ là bộ xử lý lệnh mà còn là một ngôn ngữ lập trình

mạnh. Trong bash có đầy đủ các câu lệnh tích hợp (nội bộ) và các toán tử, và
ngoài ra còn có thể sử dụng các chương trình khác nằm trên đĩa làm câu lệnh.
Có thể xem danh sách các câu lệnh tích hợp trong bash bằng lệnh help. Hãy
thử lệnh này! Xem thông tin chi tiết về một lệnh nào đó cũng bằng lệnh help
này với tham số là tên của lệnh, ví dụ: help cd. Vì hệ vỏ bash đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong Linux, nên tác giả sẽ dành riêng một chương của cuốn
sách này để nói về nó. Tất nhiên là bạn có thể tìm thấy những thông tin tương
tự trong bất kỳ cuốn sách nào về UNIX. Cũng cần lưu ý là đối với các hệ thống
UNIX các nhà phát triển đã viết ra nhiều hệ vỏ khác thay thế cho bash. Cũng có
thể sử dụng những hệ vỏ này trên Linux, nhưng theo mặc định sẽ chạy bash.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét thêm một câu lệnh nữa mà bạn đọc cần biết. Máy

tính của người dùng thông thường là máy cá nhân (personal computer hay nói
gọn là PC) dù ở nhà hay ở cơ quan. Có nghĩa bạn đọc cũng là người dùng root
của hệ thống. Nhưng như đã nói ở trên, đăng nhập dưới tên người dùng cao cấp
này là không nên, vì mỗi thao tác không cẩn thận của người dùng này có thể
dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Khi đăng nhập dưới tên người dùng
thông thường, ít nhất bạn đọc cũng không thể xóa hoặc làm hỏng các tập tin hệ
thống (system files) do sự không cẩn thận của mình. Trong khi đó, có một loạt
các thao tác, ví dụ gắn hệ thống tập tin, chỉ có người dùng cao cấp mới có thể
thực hiện. Đừng khởi động lại máy tính mỗi lần như vậy! Câu lệnh su giúp đỡ
giải quyết những trường hợp như vậy. Chỉ cần nhập câu lệnh su và shell hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.