54
Khởi động Linux lần đầu
3.6.2
Các trang trợ giúp man
Như đã nói ngắn gọn ở trên về câu lệnh man, bằng câu lệnh này người dùng trong
hình huống khó khăn luôn luôn có thể tìm trợ giúp về bất kỳ câu lệnh nào của
hệ thống, về định dạng tập tin, và về các
gọi hệ thống (system call). Đây là cách
nhận trợ giúp chính trong tất cả các hệ thống UNIX. Các trang trợ giúp man chia
thành các phần sau:
Bảng 3.4: Các phần chính của trợ giúp man
Phần
Nội dung
0
Các tập tin header (thường nằm trong /usr/include)
1
Chương trình hoặc câu lệnh của người dùng
8
Câu lệnh dùng để quản trị hệ thống
2
Gọi hệ thống (system call, hàm do nhân cung cấp)
3
Gọi thư viện (library call, chương trình con, hàm trong thư viện của ứng dụng)
4
Thiết bị (tập tin đặc biệt, thường nằm trong /dev)
5
Định dạng tập tin và quy ước, ví dụ /etc/passwd
6
Trò chơi
7
Khác (bao gồm các gói macro và quy ước, ví dụ man(7), groff(7)
9
Nhân (kernel routines)
n
các lệnh Tcl/Tk
Thứ tự liệt kê ở đây không phải là sự nhầm lẫn. Vấn đề ở chỗ các tập tin chứa
thông tin của trợ giúp man nằm trong các thư mục con của thư mục /usr/share/man
và khi câu lệnh man tìm kiếm thông tin cần thiết, thì nó sẽ xem các thư mục con
này theo thứ tự đã chỉ ra trong bảng
. Nếu bạn chạy lệnh
[user]$ man swapon
thì sẽ nhận được trợ giúp về câu lệnh swapon nằm trong phần 8. Vì thế nếu
muốn xem trợ giúp về gọi hệ thống swapon cần chạy lệnh
[user]$ man 2 swapon
để chỉ ra số thứ tự của phần trợ giúp cần tìm kiếm thông tin.
Các trang man được xem bằng chương trình less (hoặc chương trình xác
định bởi biến PAGER), do đó có khả năng xem thông tin theo từng màn hình và di
chuyển màn hình này xuống dưới và lên trên và để di chuyển có thể sử dụng các
phím như trong chương trình less. Những phím thường dùng nhất là:
Nếu bạn không thích đọc từ màn hình mà cầm tay đọc, thì có thể in ra trang
man
tương ứng bằng lệnh
[user]$ man tên_câu_lệnh | lpr
hoặc nếu máy in là postscript thì dùng:
[user]$ man -t tên_câu_lệnh | lpr