3.6 Trợ giúp khi dùng Linux
55
Bảng 3.5: Phím sử dụng để xem trang man
Phím
Chức năng
<Q>
Thoát khỏi chương trình
<Enter>
Xem từng dòng
<Space>
Hiển thị màn hình thông tin tiếp theo
<B>
Quay lại màn hình trước
</>, dòng ký tự, <Enter>
Tìm kiếm dòng ký tự chỉ ra
<N>
Lặp lại tìm kiếm vừa thực hiện.
Tuy nhiên để có thể nhận được thông tin mong muốn thì còn cần phải biết
chỗ tìm thông tin đó. Trong trường hợp này có thể dùng hai câu lệnh whatis
và apropos. Câu lệnh whatis tìm kiếm từ khóa đưa ra trong cơ sở dữ liệu bao
gồm danh sách các câu lệnh và mô tả ngắn gọn của chúng. Lệnh này chỉ đưa ra
những trùng lặp chính xác với từ khóa tìm kiếm. Câu lệnh apropos thực hiện
tìm kiếm theo các phần của từ khóa. Tương tự như lệnh apropos là câu lệnh
man
với tham số -k. Hãy thử chạy lệnh sau:
[user]$ man -k net
Cần phải nói luôn là để cho các câu lệnh man -k, whatis và apropos làm
việc, thì đầu tiên cần tạo ra cơ sở dữ liệu về các câu lệnh có trên máy bằng cách
chạy lệnh makewhatis. Trong trường hợp ngược lại khi tìm kiếm bạn sẽ nhận
được thông báo “nothing appropriate”. Chỉ có người dùng root mới có quyền chạy
câu lệnh makewhatis. Nếu bạn đọc để máy chạy cả đêm thì tốt nhất chạy câu
lệnh này ở dạng công việc cho tiến trình cron
Cuối cùng tác giả muốn nói rằng, các trang trợ giúp man không dành cho thời
gian làm quen đầu tiên với Linux. Chúng dành cho những người dùng có kinh
nghiệm cần có “sổ tay tra cứu” về định dạng, tuỳ chọn và cú pháp của lệnh trong
quá trình làm việc để không phải nhớ một số lượng lớn những thông tin này
trong đầu.
3.6.3
Câu lệnh info
Câu lệnh info là dạng trợ giúp thay thế và tương đương với man. Để nhận thông
tin về một câu lệnh nào đó, thì cũng giống như man, cần nhập vào info cùng với
một tham số là tên của câu lệnh quan tâm. Ví dụ:
[user]$ info man
Thông tin màn bạn sẽ thấy trên màn hình trong phần lớn trường hợp sẽ khác
với những gì mà câu lệnh man đưa ra. Và theo ý kiến của nhiều người dùng là
về chiều hướng tốt hơn. Nhưng sự khác nhau cơ bản nhất ở chỗ info đưa ra
thông tin dạng siêu văn bản (hypertext) giống như các trang web. Nhờ đó bạn
có khả năng xem các phần khác nhau của trợ giúp mà không cần phải thoát ra
khỏi chương trình xem này. Trong khi làm việc ở chế độ văn bản, bạn có thể
7
cron
là chương trình để chạy tự động các công việc theo thời gian đã định.