56
Khởi động Linux lần đầu
chạy câu lệnh info trên một trong các terminal ảo (hãy nhớ đến các tổ hợp phím
<Ctrl>+<Alt>+<F2>, <Ctrl>+<Alt>+<F3> v.v. . . ) để có thể chuyển sang terminal
ảo đó tìm trợ giúp khi cần thiết. Trong trường hợp bạn không biết tìm thông tin
cần thiết ở đâu thì có thể chuyển sang các phần khác nhau bằng các siêu liên kết
(hyperlink) mà info tạo ra. Những liên kết này được đánh dấu bằng ký tự sao
(*), khác với cách đánh dấu liên kết trên các trang Web nhưng vẫn giữ nguyên
được sự thuận lợi. Có thể di chuyển qua các liên kết bằng phím <Tab>. Sau khi di
chuyển đến liên kết mong muốn, hãy nhấn phím <Enter>. Phím <P> đưa người
dùng trở lại trang vừa xem, phím <N> đưa đến trang tiếp theo, còn <U> chuyển
lên trên một bậc trong cấu trúc phân bậc của các trang tài liệu này.
Ngoài ra, còn có thể chuyển theo liên kết bằng cách khác tương tự như hệ
thống trình đơn. Đầu tiên cần nhấn phím <M>, sau đó nhập vào dòng Menu
item:
ở cuối màn hình một vài ký tự đầu tiên của tên của phần trợ giúp cần
thiết. Tên của những phần trợ giúp này được hiển thị trên màn hình. Số ký tự
phải đủ sao cho chỉ tương ứng với một phần trợ giúp, nếu không thì chương trình
sẽ yêu cầu nhập thêm vào. Thoát ra khỏi info bằng phím <Q>.
3.6.4
Câu lệnh help
Như đã nhắc đến ở trên, hệ thống trợ giúp về các lệnh tích hợp của hệ vỏ bash
là câu lệnh help. Nếu chạy lệnh help không có tham số thì sẽ nhận được danh
sách của tất cả các lệnh tích hợp của bash. Nếu chạy help tên, trong đó tên là
tên của một trong những câu lệnh nói trên, thì bạn sẽ nhận được giới thiệu ngắn
gọn về cách sử dụng câu lệnh này.
3.6.5
Tài liệu đi kèm với bản phân phối và chương trình ứng dụng
Nếu trong quá trình cài đặt không bỏ đi những gói tài liệu, thì sau khi kết thúc
bạn sẽ tìm thấy trong thư mục /usr/share/doc (hoặc /usr/doc) các thư mục
con HOWTO, FAQ,. . . Những thư mục này chứa tài liệu đầy đủ về hệ thống Linux
nói chung cũng như những phần riêng rẽ của nó. Những tài liệu này có ở dạng
văn bản ASCII và có thể xem chúng bằng các câu lệnh more tên hoặc less
tên
hoặc bằng chương trình xem có trong Midnight Commander.
Phần lớn các chương trình ứng dụng có kèm theo tài liệu hướng dẫn cài đặt
và sử dụng. Nếu cài đặt chương trình từ gói (package) dạng rpm (Fedora Core,
SuSE, Mandriva,. . . ) thì tài liệu sẽ nằm trong thư mục con tương ứng của thư
mục /usr/share/doc. Tên của những thư mục con này tương ứng với tên của
chương trình và phiên bản của nó. Ví dụ, chương trình nhập tiếng Việt mà tôi
đang dùng để gõ những dòng này
phiên bản 0.2.9 có thư mục con tương
ứng xvnkb-0.2.9 nằm trong /usr/share/doc sau khi cài đặt.
Đôi khi để tìm tập tin trợ giúp mong muốn bạn sẽ cần đến câu lệnh locate.
Câu lệnh này trong một chừng mực nào đó tương tự với các lệnh whatis và
apropos
. Khi chạy locate nó sẽ tìm tất cả những tập tin có tên chứa từ khóa
đưa ra. Ví dụ locate net sẽ tìm tất cả những tên tập tin có tên chứa “net”.
Những tập tin này có rất nhiều trên máy. Trong từ khóa (mẫu) có thể sử dụng
các ký tự thay thế *, ?, []. Tuy nhiên câu lệnh locate không tìm kiếm theo các