giá này, thành thực mà nói, chắc là tôi không thể cho vay hơn một
trăm đồng êquy; mà còn phải viết giấy bán cho tôi nữa.
Có một thời tôi thích đi xem kịch, và nhất là nhạc kịch. Một hôm
ở nhà hát Opéra tôi đứng gần bên này là tu viện trưởng Canaye ông
cũng quen biết, và bên kia là một người tên là Montbron, tác giả của
vài tập sách trong đó người ta thấy hằn học thì rất nhiều mà tài năng
thì quá ít. Tôi vừa nghe xong một khúc bi tráng, cả lời và nhạc đều
làm tôi rung cảm. Dạo đó chúng ta chưa biết đến Pergolèse; còn Lulli
là một người tuyệt vời đối với chúng ta. Trong lúc say sưa phấn khích,
tôi liền nắm lấy cánh tay ông Montbron ở bên cạnh và nói: “Thưa ông,
ông phải công nhận khúc nhạc kịch đó hay thật”. Người đàn ông có
nước da vàng, cặp lông mày đen và rậm, mắt nhìn dữ dằn và mờ đục,
trả lời tôi: “Tôi không cảm thấy thế.
- Ông không cảm thấy thế ư?
- Không; tôi có trái tim lông lá...”
Tôi rùng mình; tôi lánh xa con hổ hai chân; tôi đến bên tu viện
trưởng Canaye, và nói: “Thưa tu viện trưởng, khúc nhạc kịch mà
người ta vừa hát, tu viện trưởng thấy thế nào?” Tu viện trưởng trả lời
tôi lạnh lùng và khinh khỉnh: “Mà cũng tạm được. Không đến nỗi nào.
- Thế tu viện hưởng biết có cái gì hay hơn ư?
- Hay hơn vô cùng.
- Là gì thế vậy?
- Một số câu thơ người ta đã làm về lão tu viện trưởng Pellegrin
tội nghiệp:
Chiếc quần cộc của lão đeo bằng một sợi dây quần
Thủng trăm lỗ nhìn rõ đít còn đen hơn quan nữa.
Thế mới hay chứ!”