✽✽✽
Người ta đã hiểu đến tận ngày ấy tiểu thuyết là một mớ đan dệt
những sự kiện viển vông và phù phiếm, mà đọc nó thì nguy hiểm cho
khiếu thẩm mỹ và cho phong hóa. Tôi những muốn người ta tìm một
cái tên khác cho các các tác phẩm của Richardson, những tác phẩm
nâng cao tinh thần, làm xúc động tâm hồn, chỗ nào cũng toát lên tình
yêu cái thiện, mà người ta cũng gọi là các tiểu thuyết.
Tất cả những gì Montaigne, Charron, La Rochefoucault và Nicole
đã nêu thành châm ngôn, thì Richardson đã nêu thành hành động.
Nhưng một con người tài cán, đọc có suy nghĩ các tác phẩm của
Richardson, tái tạo phần lớn những châm ngôn của các nhà đạo đức
học; và với tất cả những châm ngôn đó, ông ta không tái tạo một trang
nào của Richardson.
Châm ngôn là một quy tắc trừu tượng và tổng quát về cách cư xử
người ta để cho mọi người áp dụng. Tự bản thân nó không in dấu một
hình ảnh rõ rệt nào trong tâm trí chúng ta: nhưng kẻ hành động, người
ta nhìn thấy y, người ta đặt mình vào chỗ của y hoặc ở bên cạnh y,
người ta say sưa tán thành hoặc phản đối y; người ta nhập vào vai của
y, nếu y là người đức hạnh; người ta bực tức tách xa khỏi y, nếu y sai
trái và hư hỏng. Ai là người mà tính cách của một Lovelace, một
Tomlinson đã chẳng làm cho rùng mình? Ai là người đã chẳng ghê rợn
về cái giọng thiết tha và chân thật, về cái vẻ trong trắng và trang
nghiêm, về nghệ thuật sâu sắc mà tay này sử dụng để diễn tất cả các
đức tính? Ai là người đã chẳng lòng tự nhủ lòng có lẽ phải trốn tránh
xã hội và ẩn náu tận đáy rừng sâu nếu trong xã hội có một số người
giả dối như thế?
Ôi Richardson! Dù muốn hay không, người ta cũng đóng một vai
trong những tác phẩm của anh
, người ta xen vào cuộc trò chuyện,
người ta tán thành, người ta chê trách, người ta khâm phục, người ta
bực tức, người ta nổi giận. Đã bao lần tôi chẳng ngạc nhiên khi thấy
những đứa trẻ người ta dẫn đi xem kịch lần đầu, kêu lên: Đừng tin nó,