TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT - Trang 317

Như ông ta đã làm thì phải.
NGƯỜI THỨ NHẤT
Tôi ngờ lắm. Những người La Mã rất coi trọng cuộc sống của

một diễn viên lớn, và rất coi rẻ cuộc sống của một kẻ nô lệ!

Nhưng, theo người ta nói, một diễn giả có giá trị hơn khi ông ta

hăng lên, khi ông ta nổi giận. Tôi không công nhận điều ấy. Đó là khi
ông ta bắt chước sự nổi giận. Các diễn viên gây ấn tượng mạnh mẽ
cho công chúng không phải khi họ giận dữ mà khi họ diễn tốt sự giận
dữ. Trong các tòa án, tại các hội nghị, ở những nơi mà người ta muốn
thu phục thiên hạ, người ta làm bộ khi thì nổi giận, khi thì e sợ, khi thì
thương xót, để lôi cuốn họ vào những cảm xúc khác nhau ấy. Dục
vọng mà mô phỏng cho giống sẽ thực hiện được cái điều mà dục vọng
bản thân nó không làm nổi.

Thiên hạ chẳng nói trong thế gian rằng mỗi người là một diễn

viên lớn đấy ư? Nói như thế, họ không quan niệm rằng người đó xúc
cảm, mà trái lại, là người đó có tài giả vờ, mặc dù chẳng xúc cảm gì
hết. Vai trò đó khó khăn hơn vai trò của diễn viên rất nhiều, bởi vì
người đó còn phải tìm lời lẽ và phải thực hiện hai chức năng, chức
năng của nhà thơ và của diễn viên. Nhà thơ trên sân khấu có thể khéo
léo hơn diễn viên trong thế gian; nhưng thiên hạ có tin rằng ở trên sân
khấu, diễn viên sâu sắc hơn, khéo léo hơn một tay nịnh thần kỳ cựu
trong việc giả vờ vui, buồn, xúc động, hâm mộ, thù ghét, âu yếm hay
không?

Nhưng khuya rồi. - Chúng ta đi ăn tối thôi.

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.