của hội họa lịch sử, nó đòi hỏi chẳng kém trí tuệ, trí tưởng tượng, cả
thi hứng nữa, vốn kiến thức ngang nhau về vẽ, phép phối cảnh, màu
sắc, bóng tối, ánh sáng, tính cách, dục vọng, biểu hiện, trang phục, bố
cục; sự mô phỏng tự nhiên một cách chặt chẽ hơn, những chi tiết trau
chuốt hơn; và vì phô bày với chúng ta những sự vật quen thuộc hơn và
gần gũi hơn, nên nó có nhiều người bình phẩm và nhiều người bình
phẩm ưu tú hơn.
Khi cho ếch nhái dàn trận đánh nhau bên bờ đầm, phải chăng
Homère là nhà thơ kém vĩ đại hơn khi ông làm cho sóng nước của
Simois và Xante
đỏ ngầu những máu, và lòng hai con sông ấy nghẽn
những thây người? Duy có điều ở đây các thực thể to lón hơn, các
cảnh tượng khủng khiếp hơn. Ai là người không nhận ra mình trong
Molière? Và nếu người ta làm sống lại những nhân vật trong các bi
kịch của chúng ta, chắc chúng sẽ khó lòng nhận ra mình trên sân khấu;
và đứng trước các bức tranh lịch sử của chúng ta, Brutus, Catilina,
César, Auguste, Caton nhất định sẽ hỏi những người kia là ai. Điều đó
có ý nghĩa gì, nếu không phải là hội họa lịch sử có lẽ đòi hỏi nhiều
chất nâng cao hơn, nhiều trí tưởng tượng hơn, một thi hứng khác lạ
hơn? hội họa phong tục nhiều sự thật hơn? và thứ hội họa này, dù chỉ
thu về chỗ vẽ lọ hoa và giỏ hoa, chắc cũng sẽ không thực hiện được
mà không có tất cả những thủ pháp của nghệ thuật với một đốm lửa
thiên tài nào đấy, nếu những kẻ được nó trang trí nhà cửa có nhiều
khiếu thẩm mỹ như có nhiều tiền?
Tại sao lại bày trên cái tủ ly kia những đồ gia dụng xấu xí của
chúng ta? Phải chăng những bông hoa kia cắm trong chiếc lọ sản xuất
ở Nevers thì sẽ lộng lẫy hơn là trong chiếc bình có hình dáng đẹp hơn?
Và tại sao tôi lại không có thể thấy, quanh cái bình đó, một điệu múa
trẻ em, những niềm vui ngày mùa hái nho, một cuộc hội hè đình đám?
Nếu cái bình ấy có quai, tại sao quai lại không làm thành hình hai con
rắn quấn vào nhau? tại sao đuôi những con rắn ấy lại không cuộn vài