VI
VÀI LỜI CỦA TÔI VỀ KIẾN TRÚC
Vấn đề ở đây không phải là xem xét tính cách các kiểu kiến trúc
khác nhau, ông bạn ạ; càng không phải là cân nhắc những lợi thế của
kiến trúc Hy Lạp và La Mã với những cái lợi thế của kiến trúc gô-tích;
hay trình bày với ông kiểu kiến trúc này mở rộng khoảng không gian
bên trong bằng những vòm cao và những chiếc cột mảnh; phá hủy vẻ
oai nghiêm của toàn khối bên ngoài bằng những hình trang trí vừa
nhiều vừa dở; hay làm nổi bật sự tương tự giữa cái tối tăm của những
cửa kính màu với bản chất khó hiểu của đấng được tôn thờ, và với
những ý nghĩ u ám của kẻ tôn thờ; mà để thuyết phục ông rằng không
có kiến trúc thì chẳng có cả hội họa lẫn điêu khắc; và chính nhờ ở cái
nghệ thuật chẳng có kiểu mẫu tồn tại dưới vòm trời mà hai thứ nghệ
thuật mô phỏng tự nhiên mới phát sinh và phát triển.
Ông hãy đến với Hy Lạp, vào thời mà một chiếc xà bằng gỗ to sụ
được đỡ trên hai thân cây đẽo vuông cạnh, tạo thành lối ra vào nguy
nga, tráng lệ cho lều trại của Agamemnon
; hoặc nếu không ngược
thời gian quá xa đến thế, ông hãy đặt mình giữa vùng bảy ngọn đồi
khi chúng còn phủ kín những nhà tranh, nơi ở của bọn kẻ cướp, tổ tiên
của những ông chủ xa hoa của thế giới.
Ông có nghĩ rằng trong tất cả những nhà tranh ấy có thể thấy
được chỉ một bức họa con con dù đẹp dù xấu hay không? Chắc chắn
ông không nghĩ như thế.
Và vì các vị thần, có lẽ được tôn kính hơn khi xuất hiện dưới lưỡi
dao khắc của các bậc thầy vĩ đại nhất, ông thấy ở đó các vị ra sao?
Chắc chắn là thua xa, đẽo gọt dở hơn rất nhiều so với những khúc gỗ