phiếu. Ngoài ra trong ví còn một thẻ căn cước hẳn hoi.
Tarzan thở phào:
- Có căn cước để lại, vậy là tốt. Chúng ta sẽ không cần thiết phải giao cái ví
bị đánh rơi này cho văn phòng gom đồ thất lạc, mà có thể trả lại cho chủ
nhân của nó.
- Đồng ý, nhưng đại ca đếm coi bao nhiêu tiền?
Hai đứa ngồi xuống ghế, rút xấp tiền ra. Toàn giấy bạc 100 và 500 mark.
- 6000 mark tất cả, mày tính sao? Trong căn cước ghi: ông Guynthe
Adenman 46 tuổi…
- Tao biết chủ nhân cái ví này rồi. Chủ tiệm kim hoàn và đá quý Adenman
nổi tiếng. Mẹ tao là khách hàng thường xuyên của tiệm về các món trang
sức đắt tiền. Cái ví bị mất chẳng nhằm nhò gì với tài sản kếch sù hiện có
của ông ta.
- Vậy thì tốt. Chúng ta đến chỗ Adenman.
Cuối tháng sáu, cái nóng mùa hè khiến người ta dễ nghĩ rằng bầu trời giống
hệt cái chảo rang. Tarzan nhìn đồng hồ đeo tay. Mơi hai giờ rưỡi chiều, hắn
và Kloesen còn thảnh thơi tới một tiếng rưỡi nữa trước khi ghé về ký túc xá
khép mình trong giờ tự học.
Tiệm vàng Adenman lừng danh theo lời Tròn Vo tường thuật nằm ở một
trong những khu phố buôn bán sang trọng nhất. Hai thằng dựng xe đạp sát
vỉa hè, sau chiếc xe hơi Jaguar bóng đến mức có thể soi gương được.
Nhưng chúng còn lâu mới thèm soi gương lên màu sơn bóng lộn chiếc xe,
thà dán cái nhìn vào những món đồ trang sức quý phái trên lớp nhung đen
mịn sau các lớp kính chống đạn để… hít hà.
Chúng bước vô tiệm không một tiếng động bởi tấm thảm dày cách âm. Máy
lạnh ro ro mát rượi. Mát như thế thảo nào cô bán hàng đứng sau quầy thu
tiền cứ cười cầu tài với khách ra vào bất chấp thời tiết phía ngoài như lò
lửa.
Cửa văn phòng mở toang. Hai đứa ngẫu nhiên nghe lọt cuộc độc thoại của