rồi hãy đưa ra định luận.” Có người đề nghị.
“Theo thần thấy, điện hạ nên tới Hà Nam xem thử, tích nước đẩy cát
quả thực là trị ngọn mà không trị gốc, vẫn cứ nên bắt tay vào từ thượng du.”
Trên thực tế, trước khi xuất kinh đã nên an bài ổn thỏa toàn bộ hành
trình rồi, nhưng A Vụ nghe lời bàn của những người này thì có vẻ như Sở
Mậu còn chưa xác định lộ tuyến, cho nên nàng lại càng tò mò hơn.
Mọi người lại bàn luận một hồi lâu nữa, rồi A Vụ mới nghe thấy Sở
Mậu nói: “Cứ đến Sơn Tây xem trước xem sao.” Như vậy tức là y muốn tới
vùng trung thượng du của Hoàng Hà.
Trời chẳng chiều lòng người, suốt dọc đường bọn họ không hề gặp mưa
lớn. Sau khi đi qua Đào Hoa Dụ, Sở Mậu mấy lần bỏ thuyền lên bờ, đi khắp
nơi xem xét địa hình, lại đi tìm hướng đạo ở đương địa nhờ dẫn đi xem
đường sông thời cổ và các nhánh của Hoàng Hà.
A Vụ thì ở một bên nhìn Sở Mậu hướng dẫn Thẩm lão vẽ ra bản đồ hệ
thống dòng chảy của Hoàng Hà.
Cho dù các quan viên tùy tùng tranh luận càng lúc càng kịch liệt, nhưng
Sở Mậu lại chưa từng đưa ra kết luận. Cuối cùng cả đoàn người sau khi tới
Hà Khẩu trấn đã quay ngược trở lại, tiến xuống phía nam đi qua Từ Châu,
lại vào Hồng Trạch hồ, tới Giang Tô, và A Vụ rốt cuộc cũng đã thoát khỏi
bể khổ trên thuyền
“Sao điện hạ lại dừng chân ở Hoài An vậy?” A Vụ cảm thấy rất khó
hiểu, Hoài An là nơi đặt nha môn Tổng đốc tào vận
[2]
, mà Sở Mậu thì đang
đảm nhận công việc trị thủy, sao còn phải xen vào tào vận làm gì?
[2] Tào vận vốn có nghĩa là vận chuyển lương thực theo đường thủy, ở đây chuyên chỉ việc vận
chuyển lương thực và các thứ khác bằng đường thủy lên kinh thành.